Sử dụng Stop Loss và Take Profit trong Forex
Bạn đang đầu tư ngoại hối có biết lệnh stop loss (lệnh cắt lỗ) và take profit (lệnh chốt lời) hay không? Tôi tin chắc rằng với những người mới có thể sẽ bỡ ngỡ với các lệnh này. Còn với các trader chuyên nghiệp sẽ là lệnh mà họ không còn lạ lẫm gì khi giao dịch. Vậy, Stop loss và Take profit là gì? Chúng có ý nghĩa như thế nào trong đầu tư forex chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nó nhé. Cùng nhau tìm hiểu về nó nhé
1. Khái niệm về Stop Loss và Take Profit
Stop Loss hay còn gọi là Lệnh chặn lỗ: Là lệnh đặt trước để thoát ra tại một mức giá xác định nếu giá đi ngược dự đoán, tránh việc lỗ nặng quá mức chịu đựng của bạn. Lệnh chặn lỗ sẽ có hiệu lực cho đến khi giá chạm lệnh hoặc đến khi bạn hủy bỏ lệnh.
Take profit hay còn gọi là Lệnh chốt lời: Đây là lệnh đặt sẵn để khi giao dịch có lời, giao dịch sẽ tự động thanh khoản, chốt lời tại một mức giá định sẵn mà bạn mong muốn sẽ xảy ra trong tương lai.
Hai hình thức này là các yếu tố quan trọng nhất của việc quản lý vốn trong giao dịch.
Xem thêm: sàn forex tốt nhất
2. Cách đặt lệnh Stop Loss và Take Profit
Nguyên tắc đặt lệnh:
Khi bạn giao dịch tại khung nào thì hãy đặt lệnh Stop Loss (cắt lỗ) và Take Profit (chốt lời) theo khung đó nhé.
Hãy cộng trừ thêm sự chênh lệch của spread khi đặt lệnh.
Xác định tỷ lệ R:R phù hợp sao cho không vượt quá 1%-2% tổng số vốn bạn có.
Có thể hạ khối lượng giao dịch nếu điểm Stop Loss vượt quá xa số vốn bạn có thể chấp nhận để mất
Lưu ý các đỉnh và đáy gần nhất, đó chính là các cản kỹ thuật và cản tâm lý. Bạn có thể đặt Stop Loss hoặc Take Profit phía bên trên hoặc bên dưới đỉnh và đáy, đây cũng là phương pháp được nhiều trader lựa chọn.
Đặt lệnh Stop Loss:
Đặt stop loss dựa vào mô hình giá: Đây cũng là một cách thông dụng nhất để sử dụng đặt Stop loss. Bạn phải biết một số mô hình cơ bản như mô hình hai đỉnh, mô hình hai đáy mô hình Vai – Đầu – Vai. Bạn sẽ vào lệnh tại đường viền cổ (neckline) và đặt cắt lỗ (stoploss) trên đỉnh đầu hoặc trên đỉnh vai phải.
Đặt stop loss dựa trên các đường trung bình động EMA: EMA là các đường trung bình, khi giá trong xu hướng tăng thường sẽ nằm trên đường EMA, khi giá có xu hướng giảm sẽ nằm dưới EMA. Lúc này nên tìm điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời.
Đặt stop loss dựa trên các nến Pin Bar: Pin bar có lẽ là 1 trong những mẫu hình nến được nhiều trader sử dụng nhiều nhất để xác định xu hướng đảo chiều trong giao dịch forex. Đặc biệt là các nến pin bar xuất hiện ngay ngưỡng cản và gây ra 1 sự phá vỡ, rất dễ xác nhận xu hướng đảo chiều. Nên chúng sẽ cho bạn điểm vào lệnh tốt cùng với 1 stoploss gần nằm ngay trên ngưỡng cản hoặc high của pin bar.
Xem thêm: sàn giao dịch xtb
Đặt lệnh Take Profit:
Sau khi xác định được điểm Stop Loss, chúng ta sẽ tìm vị trí để đặt lệnh Take Profit .Bạn phải xác định vị trí hợp lý nhất cho điểm dừng lỗ của mình và sau đó tiến hành xác định vị trí hợp lý nhất cho lợi nhuận của bạn.
Nếu sau khi làm điều này, có một tỷ lệ rủi ro / phần thưởng xứng đáng có thể có trong giao dịch, thì giao dịch này có lẽ đáng để thực hiện.
Đặt mục tiêu lợi nhuận và thoát lệnh có lẽ là trở ngại mang tính kỹ thuật và cảm xúc nhất của giao dịch. Bí quyết là để thoát lệnh khi bạn đang có lời, thay vì chờ đợi cho thị trường đi ngược lại mình và thoát khỏi nỗi sợ hãi. Khó khăn trong việc này là vì nó là bản chất con người, không muốn thoát khỏi một giao dịch khi đang có một lợi nhuận tốt đẹp và di chuyển theo hướng có lợi cho bạn, bởi vì bạn “cảm thấy” như giá sẽ tiếp tục ủng hộ bạn và do đó bạn không muốn thoát lệnh tại thời điểm đó. Điều trớ trêu là khi không thoát lệnh khi lệnh đang có lời đáng kể thường có nghĩa là bạn sẽ thoát lệnh theo cảm xúc khi thị trường đi ngược lại bạn. Vì vậy, những gì bạn cần phải học là bạn phải chốt lời khi lợi nhuận tương đối cao và điều chỉnh tốt tâm lý của mình.
Cố gắng xác định liệu có một số mức chính sẽ tạo ra điểm chốt lời hợp lý hay không,hoặc liệu có một số cấp chính cản trở con đường của thương mại để kiếm lợi nhuận tương xứng.
Xem thêm: cách đăng ký sàn xtb