Trồng mai kiểng là một thú chơi của nhiều người. Tuy nhiên, trồng như thế nào là đúng cách, trồng như thế nào để có được chậu mai kiểng đẹp và gốc to ? – Đó là câu hỏi được nhiều người quan tâm
Một cây, tùy theo loại mai mà lớn nhanh hay chậm, có gốc nhỏ hay lớn. Để nuôi cây có gốc mai to rồi đốn bớt phần trên thì hơi uổng phí thời gian cũng như dinh dưỡng cây. Nếu dùng phương pháp cắt tỉa tạo nhiều cành gần gốc thì cây cũng bị ảnh hưởng về tăng trưởng phần nào, do bị cắt tỉa quá nhiều. Đó là chưa kể những giống cây bụi đẹp nhưng lại hiếm khi có được thân to.
Tham khảo thêm: Top những cây
mai cổ thụ được nhiều người săn đón
Vào khoảng năm 1993, chuyên gia cây cảnh Doug Philips nhận thấy rằng: một số loài cây mai khi được trồng gần nhau có thể dính liền nhau như được ghép cành. Và rồi ông lợi dụng đặc điểm này để tạo gốc mai to từ nhiều cây nhỏ, hay từ các cây trồng bằng hạt. Một hai năm sau ông bắt đầu tiến hành trồng thử và dần dần hoàn thiện kỹ thuật.
Phương pháp này cơ bản là ghép nhiều cây mai nhỏ lại thành cây to, đồng thời vận dụng thêm việc chỉ dồn sức tăng trưởng của cây để tạo một cái khuôn của gốc.
Ưu điểm của kỹ thuật này là tạo được gốc cây mai to theo ý muốn từ các cây con, thân nhỏ. Như trong ví dụ thì ông Doug Philips đã tạo được một gốc với đường kính khoảng 30 đến 40 cm. Khuyết điểm là cây gần như rỗng ruột và chưa có thử nghiệm nào về đường kính lớn nhất của gốc được tạo ra. Các bước thực hành khá đơn giản, chúng ta có thể theo dõi qua những tấm hình và chú thích sau đây:
Tạo Gốc Mai To bằng cách ghép nhiều cây vào một
Đẽo một gốc cây hay khúc gỗ nào đó làm đế cho mấy cây con bám vào. Có thể khắc trên đế gỗ này những đường xoắn ốc để ta dễ cố định thân cây con theo những rãnh này: Đặt cây con vào đế gỗ. Ta bắt đầu bằng việc cố định vài cây trước, để chúng chạy dọc theo đường xoắn ốc, thiết lập đường xoắc ốc cơ bản.
Có thể chia đều phần gốc ra làm 3 phần, mỗi phần sẽ tạo một tán lá của tác phẩm sau này, rồi cho chúng chạy dọc theo đường xoắc ốc:
Tiếp tục cố định các thân cây nhỏ lên phần đế gỗ. Các thân cây giúp tạo gốc mà không dùng để làm cành cây sau này sẽ được cắt bỏ sau khi các thân cây ăn liền với nhau:
Hoàn tất việc cố định các thân cây nhỏ đầy hết phần đế của gốc cây này mất khoảng 9 tiếng đồng hồ. Khâu này khá quan trọng, với việc cố định thân cây nhỏ bằng kẽm, dây thông thường mất khoảng 12 đến 18 tháng để các thân cây liền với nhau. Nếu dùng kẽm nhỏ, đặt các thân cây xoắn chặt với nhau hơn thì các thân cây nhỏ chỉ cần khoảng 6 đến 12 tháng để liền với nhau.
Trồng cây xuống đất lại.
Chú ý, với những thế thông thường và không có dụng ý đặc biệt, ta đừng bó nguyên chùm cây này đến tận ngọn, hãy để cành chỉa ra một số chỗ, mỗi chỗ một vài cành. Các cành này có thể giúp tạo dáng cho thân cây lớn sau này dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn:
Bứng cây lên vào năm thứ 2. Góc nhìn này từ phần đáy của đế ta có thể thấy rễ mọc đều xung quanh. Lần bứng này có thể được lợi dụng để lấy phần đế ra luôn hay để nó tự hủy:
Cắt tỉa, trồng trở lại với sự chỉnh hướng rễ cây tỏa ra xung quanh theo ý muốn. Thời gian này, các thân cây bắt đầu liền với nhau. Cây có thể được trồng thẳng dưới đất thêm một hoặc hai năm nữa:
Sang năm thứ ba, các thân liền với nhau tốt hơn:
Năm thứ năm: Chuẩn bị vô chậu có đường kính khoảng 50 cm
Các cách làm gốc mai to ra khác
Một mánh nhỏ khác là cho cây uống 1 lon coca-cola(coke)/tháng. Nhiều người đã thử với chậu kiểng của mình và kết quả rất tốt sau 7 tháng đến 1 năm. Cây có phần tăng trưởng nhanh hơn, lá rất xanh và thân cây mập hẳn ra. Bạn phải chế cola từ từ vòng quanh gốc cây cho thật thấm vào đất. Cây sẽ hấp thụ chất đường của cola dễ hơn, mến!
Ngoài ra Bạn phải chú ý khâu tỉa cành,tạo dáng cho cây.Tiếp theo là phân bón, sử dụng phân hoai mục, ủ cho cây hoặc ra cửa hàng VT để họ tư vấn cho bạn một số loại phân bón cho cây cảnh.....còn nước tưới nên tưới bằng nước sông hoăc là nước mưa, phải chú ý khâu thoát nước cho chậu kểng nhé.
Trồng gốc cây mai ở phần mà mình muốn cho gốc bè ra được chôn sâu xuống dưới mặt đất và cắt bớt ngọn cây đi cho ngắn lại, hoặc uốn cho vòng thấp xuống ( như đối với giống sứ Thái Lan chẳng hạn) cây sẽ to ra theo ý người trồng mong muốn.
Chăm sóc và bảo dưỡng gốc cây
Sau khi hoàn thành việc tạo gốc cây mai to, việc chăm sóc và bảo dưỡng gốc cây là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển của cây mai kiểng. Dưới đây là một số việc bạn nên làm để chăm sóc và bảo dưỡng gốc cây:
Tưới nước đúng cách: Cung cấp đủ nước cho cây, nhưng tránh làm ngập đất. Hãy đảm bảo đất xung quanh gốc cây được thoát nước tốt để tránh tình trạng thối rễ.
Sử dụng phân bón: Dùng phân bón hữu cơ hoặc phân bón đặc biệt dành cho cây mai để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Lưu ý không sử dụng phân bón quá nhiều, vì điều này có thể gây hại đến sức khỏe của cây.
Tạo dáng và tỉa cành: Tiếp tục thực hiện tỉa cành và tạo dáng cây để duy trì hình dáng và kích thước gốc cây. Loại bỏ những cành yếu, cây non hoặc những cành không cần thiết để tập trung sức mạnh vào việc phát triển gốc cây.
Kiểm tra và điều trị bệnh tật: Theo dõi cây thường xuyên để phát hiện sớm các triệu chứng bệnh tật. Nếu cây bị nhiễm bệnh hoặc tấn công bởi sâu bệnh, hãy áp dụng biện pháp điều trị thích hợp để ngăn chặn sự lây lan và bảo vệ sức khỏe của cây.
Đặt cây ở vị trí phù hợp: Đặt chậu mai kiểng ở một nơi có ánh sáng phù hợp và thông gió tốt. Điều này giúp cây phát triển khỏe mạnh và tránh được các tác động tiêu cực từ môi trường.
Theo dõi và điều chỉnh gốc cây: Theo dõi sự phát triển của gốc cây và điều chỉnh cách chăm sóc khi cần thiết. Có thể cần điều chỉnh độ sâu và vị trí của cây trong chậu để đảm bảo sự phát triển và ổn định của gốc cây.
Nhớ rằng việc làm to gốc cây mai là quá trình kéo dài và đòi hỏi kiên nhẫn. Cần có sự tập trung và chăm chỉ trong việc chăm sóc cây để đạt được kết quả tốt nhất. Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn thành công trong việc làm to gốc cây mai kiểng và tận hưởng vẻ đẹp của nó trong không gian của bạn. Chúc bạn may mắn!