Đăng nhập
Diễn đàn » Đề tài môn Sinh học » Thể lệ HỘI THI INTEL ISEF
Email
 Đăng ký Quên mật khẩu
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu
Người gửi Nội dung

Thầy Quân
Gửi lúc:

HỘI THI INTEL ISEF

 

  • Hội thi khoa học và kỹ thuật quốc tế của Intel (ISEF) là hội thi khoa học dành cho học sinh phổ thông có quy mô lớn nhất thế giới tạo  điều kiện cho các nhà khoa học và sáng chế trẻ đến với nhau để trao đổi ý kiến, trình bày những dự án khoa học tiên tiến và thi tài để giành được hơn 3 triệu đôla phần thưởng và học bổng
  • Đã 58 năm qua, Hội thi Intel ISEF là hội thi khoa học duy nhất trên thế giới dành cho học sinh từ lớp 9 đến lớp 12.
  • Cuộc thi Intel ISEF là nơi hội tụ của giáo viên, học sinh, nhà quản lý doanh nghiệp và quan chức chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới
  • 2007:
    • 1.500 học sinh từ 47 nước
    • 3 giải nhất mỗi giải trị giá $ 50.000.
    • Tổng giá trị giải thưởng là 4 triệu USD.

Ban Tổ chức

  • Science Service, một tổ chức phi chính phủ ở thủ đô Washington là nhà tổ chức cuộc thi kể từ khi nó ra đời vào năm 1950. Các doanh nghiệp và tập đoàn luôn là bạn đồng hành của ISEF bởi họ nhận thức được tính cấp thiết của việc thúc đẩy những thành quả nghiên cứu khoa học của học sinh trên thế giới

 

 Nhà tài trợ chính - Intel

  • Kể từ năm 1998, Intel đã trở thành nhà tài trợ chính của ISEF. Kể từ đó, Intel đã nâng tầm ISEF trở thành một cuộc thi nổi tiếng trên toàn thế giới mang tính chất toàn cầu. Việc tài trợ cho cuộc thi là một phần trong những Phát kiến giáo dục của Intel - một cam kết lâu dài về hợp tác với các nhà quản lý giáo dục và các nhà lãnh đạo để hỗ trợ cho các em học sinh thành công trong nền kinh tế tri thức.

Quy định về An toàn và Trưng bày của Intel ISEF

 Yêu cầu chung

Ủy ban về An toàn và Trưng bày Intel ISEF có tiếng nói cuối cùng đối với các vấn đề về an toàn và trưng bày đối với các dự án đã được SRC phê duyệt để dự thi tại Intel ISEF. Đôi khi Ủy ban An toàn và Trưng bày của Intel ISEF cũng yêu cầu học sinh tiến hành một số sửa đổi đối với gian trưng bày để đảm bảo quy định về an toàn và trưng bày.

 

Kích cỡ tối đa 

30 inch (76 cm) chiều sâu

48 inch (122cm) chiều rộng

108 inch (274cm) chiều cao

Bàn trưng bày được cấp tại Intel ISEF sẽ không cao quá 36 inch (91 cm)

Kích cỡ tối đa của công trình bao gồm tất cả các vật liệu công trình và các dụng cụ hỗ trợ. Nếu bạn sử dụng một cái bàn, nó là một phần của công trình và nó không thể vượt quá diện tích cho phép và cả diện tích của chiếc bàn cũng như bất cứ bộ phận nào của công trình đều không được vượt quá diện tích cho phép.

Tại hội thi Intel ISEF, việc trưng bày bất cứ công trình nào cùng các cấu phần của nó cũng phải nằm trong khuôn khổ gian trưng bày của thí sinh đó. Khi không được trưng bày, cả sản phẩm lẫn cấu phần của nó đều không được vượt quá diện tích cho phép.

 

Vị trí Trưng bày

Bàn hay giá trưng bày phải đặt đứng song song và dựa lưng vào tấm màn đằng sau của khu trưng bày.

 

Những danh mục cần phải trưng bày và đặt đứng tại Intel ISEF

  • Bản gốc của bản tóm tắt và giấy chứng nhận chính thức đã được phê duyệt và đóng/ dập dấu bởi Intel ISEF Science Rewiew Committee (SRC- Hội đồng Thẩm định Khoa học)
  • Giấy cho phép trưng bày công trình tại Intel ISEF SRC/ DS2 (được cấp ngay tại hội thi)
  • Mẫu Đơn vị Nghiên cứu/ Môi trường Công nghiệp – nếu có
  • Mẫu Công trình nối tiếp – nếu có
  • Chứng nhận ảnh/ hình ảnh

Những danh mục bắt buộc đối với công trình nhưng không cần trưng bày tại Intel ISEF

Những loại giấy tờ như Danh mục cho Người bảo trợ (1), Danh mục học sinh (1A). Kế hoạch Nghiên cứu và Bản phê duyệt (1B) và những giấy tờ khác được yêu cầu bắt buộc đối với công trình hay để trình SRC xét duyệt không cần phải trưng bày như một phần của công trình nhưng cần có sẵn trong gian trưng bày phòng trường hợp giám khảo hay quan chức của Intel ISEF yêu cầu.

Mẫu Đối tượng Con người (4) ( hay tương đương được cấp bởi đơn vị nghiên cứu) áp dụng cho đối tượng con người của công trình nghiên cứu, điều tra, (nếu có) là những thông tin mật và không phải trưng bày nhưng phải có sẵn tại gian trưng bày phòng trường hợp giám khảo hay quan chức Intel ISEF yêu cầu đến.

 

Bản Tóm tắt và Giấy chứng nhận chính thức tại Intel ISEF

SRC của Intel ISEF định nghĩa” Bản tóm tắt và Giấy chứng nhận chứng thức” là bản tài liệu không sửa đổi đã được đóng/ dập dấu của Intel ISEF SRC. Nếu SRC yêu cầu một thí sinh chỉnh sửa 2 loại tài liệu đó cùng với những giấy tờ đăng ký, thì bản chỉnh sửa sẽ được đóng/ dập dấu và sẽ thay thế bản trước đó và trở thành bản chính thức của thí sinh. 

 

Bản tóm tắt và chứng nhận chính thức gốc phải được đặt trên bàn trưng bày hay đặt đứng trên công trình. Bản phát ra cho giám khảo và cho công chúng phải là bản copy không sửa đổi của tài liệu gốc.

 

Những vật không được phép trưng bày tại công trình hay trong gian trưng bày

  • Sinh vật còn sống bao gồm cả thực vật
  • Vật hay các thành phần  nhồi bông
  • Động vật có xương sống và không có xương sống được bảo vệ.
  • Thức ăn cho người và động vật
  • Các bộ phận của người/ động vật hay chất lỏng của cơ thể (vd: máu, urin)
  • Nguyên liệu thực vật (còn sống, đã chết hay được bảo quản) trong trạng thái sống, chưa chế biến. (Ngoại lệ: vật liệu xây dựng sử dụng trong việc thiết kế công trình và trưng bày)
  • Tất cả các hóa chất bao gồm nước (Ngoại lệ: nước trong dụng cụ đi kèm hay nước do Ủy ban An toàn và Trưng bày phát)
  • Tất cả các chất và thiết bị có hại (vd: chất độc, ma túy, súng ống, vũ khí, đạn dược, các thiết bị nạp, và laze ( như nêu trong phần 5 về Những thứ được phép trưng bày tại Công trình hay tại Gian trưng bày nhưng có điều kiện hạn chế)
  • Đá khô hay các chất rắn để lọc
  • Đồ dùng sắc nhọn (vd: xylanh, kim, ống nghiệm, dao)
  • Chất gây cháy hay các vật liệu dễ cháy
  • Pin hở đầu
  • Phần thưởng, huy chương, card visit, cờ, lô gô, bằng khen và hay bằng ghi nhận (đồ họa hay bằng văn bản) trừ những thứ là thuộc công trình (Ngoại lệ: Huy chương được Intel ISEF trao tặng trong các kỳ)
  • Ảnh hay các bài trình diễn trực quan mô tả động vật có xương sống lúc bị mổ xẻ hay đang được xử lý trong phòng thí nghiệm
  • Kết nối Internet và email phục vụ cho việc trưng bày hay vận hành công trình tại hội thi Intel ISEF
  • Tài liệu hay bản mô tả công trình của những năm trước đó [Ngoại lệ: tiêu đề của công trình được trưng bày trong gian có thể đề cập năm của công trình đó (vd: “Năm thứ hai của Nghiên cứu tiếp diễn”)] Đối với các nghiên cứu tiếp nối, Bản Nghiên cứu tiếp nối (7) phải được đặt đứng.
  • Kính hay vật thể bằng kính trừ trường hợp Ủy ban An toàn và Trưng bày coi là một cấu phần cần thiết của công trình (Ngoại lệ: Kính là một cấu phần của sản phẩm như màn hình máy tính)
  • Bất cứ dụng cụ nào bị SRC, Ủy ban An toàn và Trưng bày hay Science Service coi là không an toàn (vd: ống chân không rộng hay thiết bị tạo tia nguy hiểm, thùng rỗng đã từng chứa khí hay chất lỏng gây cháy, bình nén,…)
  •  

    Những vật được phép sử dụng tại dự án hoặc gian trưng bày NHƯNG với 1 số điều kiện hạn chế đi kèm

  • Sỏi, cát, đá và/hoặc mẫu chất thải nếu được đựng cố định trong túi axit acrilic
  • Địa chỉ gửi thư, địa chỉ website, email, số điện thoại và fax của học sinh vào chung kết
  • Ảnh chụp và/hoặc hình vẽ nếu:
  • SRC, Uỷ ban Trưng bày và An toàn hoặc Science Service cho là phù hợp. Bao gồm (nhưng không giới hạn) các ảnh chụp hoặc hình vẽ mô tả gớm ghiếc về động vật có hoặc không có xương sống, bao gồm cả con người. Quyết định của bất cứ đơn vị nào kể trên đều được coi là ý kiến cuối cùng.
  • Chúng có ghi rõ xuất xứ (“Bức ảnh này do… chụp” hoặc “Hình ảnh này lấy từ…”). (Nếu mọi bức ảnh trưng bày đều do học sinh vào chung kết chụp hoặc lấy từ cùng một nguồn, chỉ cần ghi nổi bật dòng xuất xứ theo chiều dọc là đủ.)
  • Nếu chúng được lấy từ Internet, tạp chí, báo, hoạ báo… và có ghi rõ xuất xứ. (Nếu mọi ảnh chụp/hình ảnh được lấy từ cùng một nguồn, chỉ cần ghi nổi bật dòng xuất xứ theo chiều dọc là đủ.)
  • Chúng là ảnh chụp hoặc hình vẽ về học sinh vào chung kết
  • Chúng là ảnh chụp con người, có mẫu thư chấp thuận cho phép sử dụng hình ảnh được trưng bày tại dự án hoặc gian trưng bày. (Biểu mẫu 4 dành cho chủ thể là con người hoặc thư chấp thuận cho phép sử dụng hình ảnh có giá trị tương đương được chủ thể đó kí phải được đính kèm trong hồ sơ dự án và được Intel ISEF Official Abstract and Certification kiểm tra).
  • Các bộ dụng cụ có dây đai, ròng rọc, xích hoặc các bộ phận chuyển động có dây giữ hoặc kẹp nếu chỉ phục vụ trưng bày và không vận hành.
  • Tia laze loại II nếu:
  • Năng lượng đầu ra <1mW và chỉ do học sinh vào chung kết vận hành.
  • Chỉ được vận hành trong kiểm nghiệm về Trưng bày và An toàn và trong khi thi tài.
  • Có nhãn ghi rõ “Bức xạ laze: Không được nhìn vào tia laze” (“Laser Radiation: Do not Look into Beam”)
  • Có bộ phận che phủ để tránh những tiếp xúc hoặc nhìn trực tiếp vào tia laze
  • Ngắt mọi kết nối khi không vận hành
  • Lưu ý: Tia laze loại II có trong các que chỉ laze và các thiết bị trỏ và đo xa. Nó có thể gây hại nếu như nhìn trực tiếp vào tia laze trong một thời gian dài.

  • Tia laze loại III và IV nếu chỉ phục vụ trưng bày và không vận hành (Xem mô tả tia laze loại III và IV trong phần Bức xạ của Chương về các Hoá chất, Hoạt động hay Thiết bị nguy hiểm trong Quy định Quốc tế dành cho Nghiên cứu của Học sinh phổ thông)
  • Bất kì bộ dụng cụ sinh nhiệt nào có thể gây cháy vật lý nếu được cách ly tốt.
  • Các biểu mẫu duy nhất được trưng bày kèm theo tại khu vực mặt trước của bàn trưng bày là các biểu mẫu được nêu trong phần “Yêu cầu trưng bày rõ ràng theo chiều dọc tại Intel ISEF”
  •  

    Quy định về điện tại Intel ISEF

  • Học sinh vào chung kết cần sử dụng dòng điện 120-220V A.C phải tự chuẩn bị dây nối dài loại lõi 3 dây tiêu chuẩn UL (UL (Underwriters Laboratory) là tên viết tắt của tổ chức hợp tác giữa các phòng thí nghiệm. Thiết bị nào có tên trong danh mục UL-listed có nghĩa là thiết bị đó đã được tổ chức UL kiểm tra và xác nhận đạt tiêu chuẩn an toàn của UL) phù hợp cho các thiết bị tải.
  • Nguồn cung cấp điện cho dự án tối đa là dòng điện 1 pha, xoay chiều 120 hoặc 220V, 60 vòng. Cường độ mạch điện tối đa sẵn có tuỳ thuộc khả năng đáp ứng về điện của phòng Trưng bày và do Uỷ ban Trưng bày và An toàn điều chỉnh. Mọi quy định về điện, “120V A.C” hoặc “220V A.C” đều nhằm thích ứng với cường độ dòng điện nơi Intel ISEF tổ chức.
  • Mọi dụng cụ về điện đều phải tuân thủ Luật Sử dụng điện của Bang hay quy định của phòng trưng bày. Các hướng dẫn được giới thiệu ở đây là các hướng dẫn nói chung, một số quy định khác có thể được áp dụng đối với một số cấu hình nhất định. Người phụ trách điện tại địa điểm trưng bày có thể sẽ kiểm tra các dụng cụ điện của bất cứ dự án nào.
  • Mọi thiết bị kết nối, dây dẫn, công tắc, dây nối, cầu chì… phải đạt chuẩn UL và phải phù hợp với các thiết bị tải. Các mối nối phải được hàn hoặc sử dụng các thiết bị kết nối đạt chuẩn UL. Dây dẫn, công tắc và các bộ phận bằng kim loại phải có cách điện phù hợp và các thiết bị an toàn phòng trường hợp quá tải (ví dụ như cầu chì) và đảm bảo mọi người, trừ học sinh vào chung kết, không thể tiếp cận được. Các thiết bị điện hoặc kim loại hở phải được che lại bằng các vật liệu không dẫn điện hoặc có hộp kim loại nối đất để đảm bảo an toàn cho những tiếp xúc ngẫu nhiên.
  • Dây dẫn không phải là một bộ phận của các thiết bị điện chuẩn UL hiện có trên thị trường hoặc là một phần của thiết bị phải có một cầu chì được nhìn thấy rõ hoặc công tắc mạch nằm trên bộ phận cung cấp điện và nằm trước bất kì thiết bị nào trong dự án.
  • Phải có công tắc bật tắt có thể thấy rõ và tiếp cận được hoặc các thiết bị ngắt khỏi nguồn điện 120-220V.
  •       Bất kì ánh sáng nào sinh ra một lượng nhiệt đáng kể hoặc quá mức (đèn công suất lớn, 1 số loại đèn halogen,…) phải bị tắt khi học sinh vào chung kết không có mặt tại đó.

     

    Các thông tin và quy định khác của Intel ISEF

  • Những học sinh vào chung kết phải có mặt tại dự án của mình trong buổi kiểm duyệt về Trưng bày và An toàn. Đây là quy trình giữa học sinh vào chung kết với kiểm soát viên, do đó không ai có thể đại diện cho học sinh đó ngoại trừ một phiên dịch (nếu cần)
  • Sau khi được Uỷ ban Trưng bày và An toàn và SRC phê duyệt, dự án không được phép thay đổi, chỉnh sửa hay bổ sung.
  • Science Service, SRC và/hoặc Uỷ ban Trưng bày và An toàn có quyền loại bỏ bất kì dự án nào để đảm bảo an toàn hoặc sự thống nhất của Intel ISEF cũng như các quy định và điều lệ của nó
  • Không bắt buộc nhưng khuyến khích có tài liệu về dữ liệu nghiên cứu và dự án.
  • Biểu mẫu chấp thuận duy nhất được sử dụng tại Intel ISEF là Biểu mẫu dành cho chủ thể con người (4) trong phần Quy định Quốc tế về nghiên cứu Khoa học của học sinh phổ thông hoặc biểu mẫu tương đương (xem Biểu mẫu 1C) do đơn vị nghiên cứu có tính pháp lý cung cấp, hoặc, trong trường hợp chỉ trưng bày ảnh chụp thì cần người đó kí tài liệu tương đương cho phép sử dụng hình ảnh .
  • Học sinh vào chung kết sử dụng bài thuyết trình dạng nghe nhìn hoặc đa phương tiện (ví dụ, các slide 35mm, băng hình, hình ảnh, đồ hoạ, hoạt ảnh… trình diễn trên màn hình máy tính hoặc các dạng thuyết trình không in ấn khác) cần chuẩn bị giới thiệu toàn bộ bài thuyết trình này trước giám sát viên của Trưng bày và An toàn trước khi dự án được phê duyệt.
  • Nếu một dự án không được duyệt mà không được dỡ bỏ bởi thí sinh, Science Service sẽ dỡ bỏ dự án đó một cách an toàn nhất nhưng sẽ không chịu trách nhiệm với các hư hỏng có thể gây ra cho dự án.
  • Bất cứ đĩa, CD, ấn phẩm… (bao gồm cả các bản tóm tắt không chính thức) được thiết kế để phát cho ban giám khảo và khán giả sẽ bị Uỷ ban Trưng bày và An toàn tịch thu và huỷ bỏ.
  • Các âm thanh, ánh sáng, mùi, hay bất kì vật thể trưng bày nào khác không được gây khó chịu.
  • Đồ ăn, uống không được phép sử dụng trong Hội trường Trưng bày ngoại trừ các chai nước nhỏ dùng cho cá nhân.

  • QUY ĐỊNH CHUNG CHO MỌI CÔNG TRÌNH

     

    v    Quy định về đạo đức

    Những hành vi sai trái và gian lận khoa học đều không được cho phép ở bất kỳ cuộc nghiên cứu hoặc cuộc thi nào. Những hành vi bao gồm việc sao chép, giả mạo, sử dụng hoặc trình bày sản phẩm của người khác như của mình. Các công trình gian lận sẽ không được phép tham gia hội thi Intel ISEF hoặc các hội thi thành viên.

     

    v     Hạn chế:

    1) Bất kỳ học sinh nào từ lớp 9-12 hoặc tương đương có thể tham gia, và không có ai quá tuổi 21 vào ngày 1/5 hoặc trước ngày đó.

    2) Mỗi thí sinh chỉ có thể tham gia vào một công trình, với quá trình nghiên cứu tối đa dưới 12 tháng liên tục giữa từ tháng Một năm trước đến và tháng Năm năm tiếp theo.

    3) Thí sinh chỉ có thể tranh tài tại một Hội thi thành viên ISEF, trừ trường hợp tiếp tục tham gia một hội thi của bang/quốc gia, thành viên của Intel ISEF, từ một hội thi thành viên tại địa phương.

    4) Các công trình nhóm chỉ có thể có tối đa 3 thành viên.

    5) Mỗi hội thi thành viên ISEF có thể gửi tối đa 2 Cá nhân đoạt giải và một Công trình nhóm với hai hoặc ba thành viên đến hội thi Intel ISEF.

    6) Các công trình là các cuộc thuyết trình, nghiên cứu tài liệu hoặc công trình mang tính thông tin, các mô hình thuyết trình hoặc mô hình lắp ráp đều không phù hợp với hội thi Intel ISEF.

    7) Một công trình nghiên cứu có thể là một phần của một dự án lớn hơn được triển khai bởi những chuyên gia khoa học, nhưng công trình dự thi chỉ có thể được trình bày như một phần của cả công trình nghiên cứu hoàn thiện

     

    v    Yêu cầu:

    Yêu cầu chung

    1) Tất cả các thí sinh trong nước hoặc nước ngoài tranh tài ở một hội thi thành viên ISEF phải tuân thủ tất cả các quy định nêu ở tài liệu này.

    2) Tất cả công trình phải tuân thủ những Quy định về đạo đức ở trên.

    3) Công trình dự thi phải tuân thủ những luật lệ và quy định của địa phương, tiểu bang, quốc gia và Liên bang Hoa Kỳ.

    4) Nghiêm cấm việc đưa vào môi trường hoặc tiêu huỷ những chất hoặc những loài vật có xuất xứ từ nước ngoài, hoá chất độc hại hoặc những chất truyền nhiễm.

    5) Gian trưng bày Hội thi Intel ISEF phải tuân thủ những quy định về trưng bày và quy định an toàn của Intel ISEF.

    6) Thí sinh phải có trách nhiệm tham khảo với ban tổ chức hội thi địa phương để biết những hạn chế hoặc yêu cầu khác, nếu có.

     

    Xét duyệt và Thủ tục

    7) Trước khi thí nghiệm tiến hành, Uỷ ban Thẩm định Khoa học (SRC) hoặc Hội đồng Thẩm định cơ sở (IRB) phải đánh giá và phê duyệt tất cả các công trình liên quan đến: đối tượng con người, động vật có xương sống, và các tác nhân sinh học nguy hiểm.

    8) Mỗi thí sinh phải hoàn thành bản Danh mục học sinh (1A), bản Kế hoạch Nghiên cứuĐơn phê duyệt (1B) và soát lại công trình với Người bảo trợ cùng với việc hoàn thiện bản Danh mục Người bảo trợ (1).

    9) Cần có một Chuyên gia tư vấn cho những lĩnh vực liên quan đến những tác nhân sinh học nguy hiểm BSL-2, những chất kiểm soát bởi DEA, với nguy cơ rủi ro cao hơn tối thiểu đối với con người và đối với hầu hết những nghiên cứu về động vật có xương sống.

    10) Sau khi có đơn Cho phép IRB/SRC đầu tiên (nếu được yêu cầu), thí sinh có bất kỳ thay đổi nào trong Danh mục học sinh (1A) hoặc Kế hoạch Nghiên cứu của công trình phải thực hiện lại quy trình cấp phép trước khi thực hiện thí nghiệm/ thu thập dữ liệu.

    11) Công trình mà được tiếp tục từ công trình năm trước, và cần đơn Cho phép IRB/SRC phải làm thủ tục phê duyệt trước thời gian thí nghiệm/thu thập dữ liệu cho năm hiện tại.

    12) Bất kỳ công trình nào được nghiên cứu tiếp phải chứng tỏ được công trình là mới và khác so với công trình cũ. (Xem Đơn đăng ký công trình chuyển tiếp (7)).

    13) Nếu công trình dược thực hiện ở một môi trường nghiên cứu hoặc công nghiệp hay bất cứ nơi nào ngoài nhà ở, trường học trong năm tổ chức hội thi ISEF, phải điền vào mẫu đăng ký Môi trường nghiên cứu/công nghiệp (1C).

    14) Sau khi thí nghiệm, mỗi thí sinh hoặc nhóm sẽ phải nộp một bản tóm tắt một trang, tối đa 250 từ, tóm tắt lại công trình của năm hiện tại. Bản tóm tắt phải mô tả được nghiên cứu thực hiện bởi thí sinh, mà không phải bởi người bảo trợ.

    15) Một cuốn sổ dữ liệu và báo cáo nghiên cứu là không bắt buộc nhưng thí sinh nên chuẩn bị (xem Cẩm nang Sinh viên: Một số hội thi địa phương có thể có những yêu cầu khác).

    16) Tất cả những mẫu đơn, chứng chỉ, và giấy phép được ký phải được chuẩn bị để SRC xem xét trước mỗi hội thi mà thí sinh tham gia.

     

    v    Những công trình được nối tiếp

    1) Như trong môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp, những công trình nghiên cứu ở đây có thể tiếp tục từ những nghiên cứu từ những năm trước. Thí sinh sẽ được đánh giá dựa trên nghiên cứu trong một năm gần nhất. Năm nghiên cứu này bao gồm nghiên cứu được thực hiện trong tối đa dưới 12 tháng liên tục giữa tháng Một năm trước và tháng Năm năm tiếp theo.

    2) Gian trưng bày chỉ có thể thể hiện công trình của năm hiện tại. Tên công trình được thể hiện trong Gian trưng bày của Người đoạt giải có thể nói đến năm nghiên cứu (Ví dụ, Năm thứ Hai của thí nghiệm tiếp diễn). Những tài liệu lưu trữ (không phải là báo cáo nghiên cứu) từ công trình nghiên cứu trước có thể được trưng bày ở bàn trưng bày với đề mục được ghi rõ ràng.

    3) Những công trình dựa trên những nghiên cứu trước đây ở cùng lĩnh vực nghiên cứu có thể được tiếp tục trong cuộc thi. Những công trình này phải chứng tỏ được những nghiên cứu tiếp theo là mới và khác với công trình trước (ví dụ, kiểm tra một yếu tố mới hoặc mảng nghiên cứu mới, v.v...) Việc lập lại những thí nghiệm trước với cùng một phương pháp và cách đặt vấn đề hoặc tăng thêm số lượng mẫu thí nghiệm là không được chấp nhận.

    4) Những nghiên cứu theo chiều dọc được chấp nhận đối với nghiên cứu chuyển tiếp, dưới những điều kiện sau:

    a. Công trình nghiên cứu là một cuộc nghiên cứu thử nghiệm nhiều năm hoặc chứng minh những yếu tố giống nhau trong đó thời gian là một yếu tố quyết định. (Ví dụ: Hiệu ứng của lũ lụt hoặc hạn hán đối với tình trạng đất ở một lưu vực, sự trở lại của thảm động thực vật trong giai đoạn bị đốt cháy theo thời gian).

    b. Mỗi năm liền nhau phải chứng tỏ được sự thay đổi theo thời gian.

    c. Khu vực trưng bày phải dựa trên những dữ liệu mang tính tổng kết về nghiên cứu trước đây và so sánh với dữ liệu hiện tại. Dữ liệu thô nào của những năm trước sẽ không thể được sử dụng.

    LƯU Ý: Đối với cuộc thi Intel ISEF, báo cáo phải kèm theo Đơn đăng ký công trình chuyển tiếp (7), bản tóm tắt của năm trước và bản Danh mục học sinh (1A)Kế hoạch Nghiên cứu hoặc những báo cáo liên quan. Bản sao phải được đính kèm với Danh mục học sinh (1A) của năm nay và Kế hoạch Nghiên cứu và các mẫu đơn khác. Mỗi trang của những mẫu đơn của năm trước phải được thể hiện trên góc trên bên phải cùng với năm tham gia (ví dụ: 2005-2006). Giữ lại tất cả những tài liệu của năm trước trong trường hợp SRC yêu cầu báo cáo chi tiết về thí nghiệm thực hiện trong những năm trước.

     

    v     Công trình của nhóm tác giả

    1) Các công trình theo nhóm tranh tài với những công trình theo nhóm khác ở một lĩnh vực riêng “công trình của nhóm tác giả”. Một Hội thi thành viên ISEF có thể gửi một công trình theo nhóm, cùng với hai công trình cá nhân, tới Hội thi Intel ISEF. Hội thi thành viên ISEF không bắt buộc phải có công trình theo nhóm, nhưng tốt nhất là nên có.

    2) Các nhóm có thể có đến ba thành viên. Lưu ý: Các nhóm không thể có nhiều hơn 3 thành viên tại một hội thi địa phương và sau đó loại các thành viên để đáp ứng yêu cầu của Intel ISEF.

    3) Cơ cấu thành viên của nhóm không thể thay đổi trong năm nghiên cứu hiện tại, bao gồm cả việc chuyển đổi từ một công trình cá nhân hoặc ngược lại, những có thể thay đổi trong những năm tiếp theo.

    4) Mỗi nhóm nên đề cử một trưởng nhóm để phối hợp các hoạt động và đảm nhiệm vai trò người phát ngôn của nhóm. Tuy nhiên, mỗi thành viên của nhóm đều có thể đảm nhiệm vai trò người phát ngôn, có thể tham gia đầy đủ vào hoạt động của nhóm, và nắm vững tất cả khía cạnh công việc. Công trình hoàn thiện phải phản ánh được nỗ lực tổng thể của tất cả thành viên trong nhóm và sẽ được đánh giá với những tiêu chí đánh giá và quy định như đối với các công trình cá nhân.

    5) Mỗi thành viên trong nhóm phải nộp Đơn Phê duyệt (1B). Tuy nhiên, thành viên trong nhóm phải nộp chung bản Danh mục Người bảo trợ (1), một bản tóm tắt, một Danh mục học sinh (1A), một Kế hoạch Nghiên cứu và những văn bản quy định khác.

    6) Tên đầy đủ của tất cả thành viên trong nhóm phải được nêu ở trong bản tóm tắt và các mẫu đơn.

     


    v    Vai trò và Trách nhiệm của Thí sinh và Người bảo trợ

    1) Thí sinh Dự thi

    Thí sinh dự thi có trách nhiệm trong tất cả mọi mặt của công trình nghiên cứu, kể cả việc mời những nhà cố vấn (người bảo trợ, chuyên gia khoa học, v.v...), xin những mẫu đơn Phê duyệt (SRC, IRB, v.v...), tuân thủ các Quy định & Hưóng dẫn của Hội thi ISEF, và thực hiện các thí nghiệm, thiết kế, phân tích dữ liệu, v.v... thuộc về công trình.

    Bất kỳ học sinh nào từ lớp 9-12 hoặc tương đương có thể tham gia, và không có ai quá tuổi 21 vào ngày 1/5 hoặc trước ngày đó. Các công trình nhóm chỉ có thể có tối đa 3 thành viên.

    Những hành vi sai trái và gian lận khoa học đều không được cho phép ở bất kỳ cuộc nghiên cứu hoặc cuộc thi nào. Những hành vi bao gồm việc sao chép, giả mạo, sử dụng hoặc trình bày sản phẩm của người khác như của mình. Các công trình gian lận sẽ không được phép tham gia hội thi Intel ISEF hoặc các hội thi thành viên.

     

    2) Người bảo trợ

    Người bảo trợ có thể là giáo viên, phụ huynh, giảng viên đại học hoặc nhà khoa học hướng dẫn sinh viên dự thi. Người bảo trợ phải có một nền tảng về khoa học vững chắc và phải liên hệ thường xuyên với thí sinh trong suốt quá trình cuộc thi.

    Người bảo trợ chịu trách nhiệm hoàn toàn không chỉ với sức khoẻ và sự an toàn của thí sinh thực hiện công trình nghiên cứu, mà còn đối với những đối tượng thí nghiệm là con người hoặc động vật. Người bảo trợ phải nghiên cứu bản Danh mục học sinh (1A) của thí sinh và Kế hoạch Nghiên cứu để đảm phải rằng: a) quá trình thí nghiệm được thực hiện trong khuôn khổ luật pháp của địa phương, tiểu bang và liên bang và những Luật lệ Quốc tế; b) các mẫu đơn phải được hoàn thành bởi những người phụ trách có trách nhiệm phê chuẩn hoặc giám sát cuộc thí nghiệm; và c) những tiêu chí dành cho người chuyên gia phải tuân thủ những quy định nêu trên.

    Người bảo trợ phải nắm được những quy định đối với những nghiên cứu mang tính nguy hiểm khi áp dụng đối với công trình dự thi. Chúng có thể liên quan đến việc sử dụng những thiết bị hoặc hoá chất, phương pháp thí nghiệm, nghiên cứu liên quan đến con người hoặc động vật có xương sống, và việc cấy tế bào, vi sinh vật, hoặc mô động vật. Những vấn đề này phải được trao đổi với thí sinh khi thực hiện Kế hoạch Nghiên cứu. Một số thí nghiệm liên quan đến phương thức thí nghiệm hoặc các dụng cụ thí nghiệm có thể được quy định trong luật của tiểu bang hoặc liên bang. Nếu không hiểu kỹ những quy định này, người bảo trợ nên giúp thí sinh tìm một Chuyên gia khoa học để hỗ trợ.

    Người bảo trợ có trách nhiệm đảm bảo công trình của thí sinh được chấp nhận tại Hội thi ISEF.

     

    3) Chuyên gia khoa học

    Một chuyên gia khoa học phải có một bằng chuyên môn/ tiến sĩ về các lĩnh vực sinh học hoặc y khoa vì có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của thí sinh. Tuy nhiên, một bằng thạc sĩ với kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu của thí sinh cũng hợp lệ nếu có sự chấp nhận của Ủy ban Thẩm định Khoa học (SRC). Người chuyên gia phải nắm được những quy định của địa phương, tiểu bang, và liên bang đối với lĩnh vực nghiên cứu của thí sinh.

    Người Chuyên gia khoa học và người Bảo trợ có thể là cùng một người nếu người đó đáp ứng được tiêu chuẩn nêu trên. Một thí sinh có thể làm việc với một người chuyên gia ở một thành phố hoặc tiểu bang khác. Trong trường hợp này, thí sinh phải làm việc ở địa phương với Người giám sát được chỉ định (xem ở dưới) người đã được đào tạo với những kỹ năng thí sinh sẽ sử dụng.

     

    4) Người giám sát được chỉ định

    Người giám sát là một người lớn, có trách nhiệm giám sát quá trình thí nghiệm của thí sinh. Người giám sát không cần phải có một bằng cao học, nhưng cần phải hiểu cặn kẽ về công trình của thí sinh, và phải được đào tạo trong lĩnh vực nghiên cứu của thí sinh. Người bảo trợ cũng có thể là Người giám sát được chỉ định.

    Nếu một thí sinh làm thí nghiệm với những động vật còn sống và chúng ở trong môi trường mà hành vi của chúng bị ảnh hưởng bởi con người, người giám sát phải có hiểu biết về công việc chăm sóc con người cũng như là động vật.

     

    5) Hội đồng Thẩm định Cơ sở (IRB)

    Hội đồng Thẩm định Cơ sở (IRB) là hội đồng mà theo quy định liên bang (45-CFR-46) phải đánh giá những rủi ro có thể về thể chất lẫn tinh thần của những nghiên cứu liên quan đến đối tượng con người. Tất cả những nghiên cứu con người phải được nghiên cứu và cho phép bởi IRB trước khi thí nghiệm bắt đầu. Điều này áp dụng cho cả những phiếu điều tra hoặc câu hỏi sử dụng trong dự án.

    Quy định của liên bang yêu cầu sự tham gia của cộng đồng địa phương, do đó một hội đồng IRB phải được thiết lập ở cấp phổ thông để đánh giá những đối tượng nghiên cứu con người. Một hội đồng IRB tại cấp phổ thông hoặc cấp Hội thi thành viên ISEF phải bao gồm ít nhất 3 thành viên. Để tránh những xung đột về lợi ích, Người bảo trợ, phụ huynh, Chuyên gia khoa học, và người Giám sát, không thể nằm trong hội đồng IRB để đánh giá công trình. Cần phải có những thành viên khác để đảm bảo công bằng về quyền lợi và tăng thêm khả năng chuyên môn của hội đồng. Hội đồng IRB này cần phải có:

    a) Một giáo viên khoa học.

    b) Một lãnh đạo trường (hiệu trưởng hoặc hiệu phó trường).

    c) Và một trong những người sau, có chuyên môn và có khả năng đánh giá những rủi ro có thể về thể chất lẫn tinh thần trong một công trình nhất định: một bác sĩ y khoa, trợ lý của một nhà vật lý học, y tá, một nhà tâm lý học, tâm thần học hoặc một người lao động công ích.

    Nếu một hội đồng IRB cần một chuyên gia là một thành viên nhưng không trong lĩnh vực chuyên môn, thì việc liên hệ với một chuyên gia bên ngoài là một điều cần thiết và đáng khuyến khích. Một bản sao của văn bản tài liệu (như email, fax, v.v...) cần phải được đính kém theo Mẫu đơn 4 và có thể được sử dụng như là chữ ký của chuyên gia đó.

    Hội đồng IRB có mặt ở những cơ quan được quản lý bởi liên bang (ví dụ, các trường đại học, trung tâm y tế, NIH, những trung tâm cải tạo). Luật sư bào chữa phạm nhân phải đưa vào hội đồng IRB khi công trình nghiên cứu được tiến hành ở các trung tâm cải tạo. Hội đồng IRB đầu tiên phải xem xét và phê duyệt những nghiên cứu được tiến hành tại trung tâm hoặc được tài trợ bởi trung tâm đó. Người bảo trợ và hội đồng IRB cơ sở có trách nhiệm đảm bảo công trình phù hợp với một thí sinh là học sinh và tuân thủ những quy định của ISEF.

    Một hội đồng IRB thường sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về mức độ rủi ro. Tuy nhiên, khi xem xét những công trình trước một hội thi, nếu một giám khảo SRC bác bỏ một quyết định của hội đồng IRB, do đó loại bỏ các đối tượng thí nghiệm là con người, hội đồng SRC có thể phủ quyết quyết định của IRB và công trình có thể không đủ tiêu chuẩn tham gia hội thi.

     

    6) Ủy Ban Thẩm định Khoa học của Hội thi thành viên (SRC)

    Một Ủy ban Thẩm định Khoa học là một nhóm những chuyên gia có chức năng đánh giá công trình của thí sinh, các chứng chỉ, kế hoạch nghiên cứu và khu trưng bày để xem xét tính tương thích với những Quy chế và luật lệ hiện hành. Những Ủy ban SRC địa phương có thể được thành lập để hỗ trợ Ủy ban SRC của Hội thi thành viên trong việc đánh giá và phê duyệt các công trình. Hoạt động và cơ cấu của Ủy ban SRC địa phương và Ủy ban SRC của Hội thi thành viên phải tuân thủ những Luật lệ quốc tế.

    Mỗi công trình nghiên cứu trong những lĩnh vực sau cần phải được xem xét và phê duyệt trước khi tiến hành thí nghiệm: công trình liên quan đến động vật có xương sống và những tác nhân sinh học nguy hiểm. (Nghiên cứu con người phải được xem xét và phê duyệt bởi một hội đồng IRB được chỉ định, và không cần phải được Ủy ban SRC kiểm tra cho đến khi Hội thi diễn ra).

    Tất cả công trình phải được xem xét và phê duyệt bởi Ủy ban SRC sau khi thí nghiệm và một thời gian ngắn trước khi hội thi thành viên ISEF diễn ra. (Công trình yêu cầu có đơn chấp thuận được tiến hành tại một trung tâm nghiên cứu và được xem xét và phê duyệt bởi một hội đồng quốc gia có uy tín trước giai đoạn thí nghiệm cũng vẫn phải được kiểm tra bởi Ủy ban SRC Hội thi để xem xét tính hợp lệ).

    Một Ủy ban SRC phải bao gồm ít nhất 3 người. Hội đồng SRC phải bao gồm:

    a) một nhà khoa học y sinh (Tiến sĩ, Y sĩ, Bác sĩ Thú y, Nha sĩ, Bác sĩ Nhãn khoa).

    b) một giáo viên khoa học.

    c) ít nhất một thành viên khác

    Chuyên gia bổ sung: Nhiều công trình sẽ yêu cầu những bổ sung chuyên gia để đánh giá một cách xác thực (ví dụ, những kiến thức mở rộng về an toàn sinh học đối với nhóm đối tượng con người). Nếu có liên quan đến nghiên cứu động vật, ít nhất một thành viên phải có hiểu biết về những quy trình chăm sóc động vật. Nếu một Ủy ban SRC cần một chuyên gia là một thành viên nhưng không trong lĩnh vực chuyên môn, thì việc liên hệ với một chuyên gia bên ngoài là một điều cần thiết và đáng khuyến khích.

    Để tránh những xung đột về quyền lợi, Người bảo trợ, phụ huynh, Chuyên gia khoa học, và người Giám sát, không thể nằm trong Ủy ban SRC để đánh giá công trình. Cần phải có những thành viên khác để đảm bảo công bằng về quyền lợi và tăng thêm khả năng chuyên môn của hội đồng.

    Một Ủy khoa học đánh giá những công trình dựa trên tiêu chí sau:

    a)      Có minh chứng cho việc nghiên cứu tài liệu.

    b)      Có minh chứng cho việc giám sát kĩ càng.

    c)      Sử dụng những phương pháp nghiên cứư hợp lệ

    d)     hoàn tất giấy tờ, chữ kí, và thời hạn nghiên cứu ( tối đa 1 năm), thời hạn cấp phép trước đó (khi cần thiết).

    e)      có minh chứng cho việc tìm kiếm phương pháp thay thế cho việc sử dụng động vật.

    f)       đối xử nhân đạo đối với động vật.

    g)      tuân thủ các quy tắc và luật lệ khi quản lý việc nghiên cứu con người và động vật.

    h)      tuân thủ các nguyên tắc liên quan đến những tác nhân sinh học nguy hiểm.

    i)        những tài liệu về sự mở rộng có tính tất yếu cho những công trình tiếp theo.

    j)        tuân thủ các quy định đạo đức của ISEF.

     

    7) Những hội đồng thẩm định khác

    Một số những lĩnh vực nghiên cứu nhất định được thực hiện ở một trung tâm nghiên cứu, đòi hỏi sự đánh giá và chấp thuận từ phía các hội đồng có liên quan được thành lập tại tổ chức đó. Đó là những hội đồng:

    a)       Hội đồng về sử dụng và chăm sóc động vật (IACUC)

    b)      Hội đồng về an toàn sinh học ( IBC)

     

    8) Ủy ban Thẩm định Khoa học ISEF (ISEF SRC)

    Ở Intel ISEF cũng có một ủy ban thẩm định khoa học. Ủy ban này xem xét những giấy tờ và kế hoạch nghiên cứu cho mọi công trình để đảm bảo rằng sinh viên đã tuân thủ tất cả quy định áp dụng.

    ISEF SRC, giống như SRC của hội thi thành viên ISEF, được thành lập từ một nhóm cá nhân có hiểu biết về những điều luật liên quan tới việc nghiên cứu trong những khu vực cấm.

    ISEF SRC xem xét: Danh mục cho người bảo trợ (1), Bản tóm tắt, Danh mục học sinh (1A), Kế hoạch nghiên cứuĐơn phê duyệt (1B) cùng với tất cả những giấy tờ cần thiết khác đối với thí sinh tham gia vào Intel ISEF. ISEF SRC cũng tìm hiểu những rắc rối mà những hội thi địa phương có thể có, sau đó làm việc với người tổ chức và giáo viên để tháo gỡ chúng.

    Nếu trưởng ban tổ chức hay 1 thành viên của Hội thi thành viên ISEF SRC có bất kì câu hỏi nào liên quan tới quy trình đó, có thể liên hệ với Science Service hoặc 1 thành viên của ISEF SRC để được giải quyết.

    ISEF SRC có quyền quyết định cuối cùng đối với những công trình đã đạt đủ điều kiện để tham gia trong Intel ISEF. Trong một vài trường hợp, ISEF SRC có thể nêu thắc mắc đối với một số những công trình nhất định. Thông thường, sau khi sinh viên trình bày quy trình nghiên cứu với ISEF SRC, họ sẽ được yêu cầu thực hiện một số chỉnh sửa đơn giản (Ví dụ như liên hệ với người giám sát được chỉ định để xác nhận một vài chi tiết, hay viết lại phần tóm tắt cho rõ ràng hơn).

    Một điều quan trọng là sinh viên phải giữ lại tất cả những văn bản gốc đã được kí. Ngay cả khi những bản sao được gửi cùng với những giấy tờ đăng kí, thí sinh vẫn phải mang văn bản gốc đã được kí tới Intel ISEF trong trường hợp phải phỏng vấn tại hội đồng SRC. Vì thế, đừng gửi những văn bản gốc tới Science Service.


     Đối tượng Con người

     

    Khi học sinh tiến hành nghiên cứu trên đối tượng con người, quyền lợi và sức khỏe của những đối tượng tham gia vào nghiên cứu phải được bảo vệ. Quy định liên bang bảo vệ những đối tượng nghiên cứu này và yêu cầu phải có sự xem xét trước và, trong hầu hết trường hợp, sự chấp thuận của IRB về đối tượng nghiên cứu. Những quy định dưới đây được xây dựng để giúp các nhà nghiên cứu học sinh tuân thủ đúng quy định của liên bang và qua đó bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của cả đối tượng nghiên cứu và người tiến hành nghiên cứu.

     

    Quy định

    1) Tất cả các dự án nghiên cứu cũng như những điều chỉnh dự án có yếu tố con người đều phải được Hội đồng Thẩm định Cơ sở (IRB) xem xét và cho phép trước khi bắt đầu dự án.

    2) Việc sử dụng đối tượng con người làm nghiên cứu được chấp thuận với những điều kiện và quy định trong những phần sau.  Theo điều số 45 của Quy định Liên bang, đối tượng con người được định nghĩa là những cá nhân đang sống được tiến hành nghiên cứu để (1) thu thập số liệu hay mẫu thông qua việc giao tiếp hay tương tác, hay để thu thập các thông tin nhận dạng cá nhân.

         A) Ví dụ các nghiên cứu được coi là “nghiên cứu trên đối tượng con người” và cần được IRB cho phép gồm:

    • Đối tượng tham gia vào các hoạt động thể chất (vd: tập luyện thể chất, tiêu hóa các chất, các quy trình y tế).
    • Các nghiên cứu về tâm lý, giáo dục và tư tưởng (vd: phỏng vấn, kiểm tra, khảo sát)
    • Các nghiên cứu trong đó người nghiên cứu cũng là đối tượng nghiên cứu.
    • Quan sát thái độ
      • Liên quan đến tương tác với cá nhân được quan sát hay nơi mà người nghiên cứu đã biến đổi môi trường nghiên cứu (đặt một biển hiệu, đặt một vật)
      • Diễn ra ở một khu vực giới hạn tiếp cận hay nằm trong khu vực công cộng (vd: khu vực chăm sóc hàng ngày, phòng làm việc của bác sĩ)
      • Liên quan đến việc lưu trữ lại các thông tin xác định cá nhân.
      • Các công trình có dữ liệu xác định

    B) Ví dụ các nghiên cứu không được coi là “nghiên cứu trên đối tượng con người” và không cần được IRB cho phép gồm:

     

    • Sản phẩm kiểm nghiệm sáng kiến của học sinh không gây hại về mặt sức khỏe, không có sự thu thập số liệu cá nhân và phản hồi nhận được có liên hệ trực tiếp đến sản phẩm. Trong trường hợp này nên hoàn thành mẫu Đánh giá Rủi ro (3)
    • Nghiên cứu dựa trên việc xem xét lại số liệu (vd: số liệu thống kê về bóng chày, thống kê về tội phạm) trong đó dữ liệu được lấy từ nguồn có sẵn đã được công bố.
    • Quan sát thái độ ở một khu vực công cộng (vd: quầy hàng, công viên công cộng) trong đó tất cảnhững điều sau đây xảy ra:
      • Người nghiên cứu không có sự tương tác nào với đối tượng quan sát
      • Người nghiên cứu không có bất cứ hành vi nào thay đổi môi trường nghiên cứu
      • Người nghiên cứu không ghi lại bất cứ thông tin nhận dạng cá nhân nào.

    3) Những dự án liên quan đến số liệu có sẵn hay số liệu có được thông qua việc xem lại các số liệu lưu trữ rơi vào một trong 3 loại (a,b, và c dưới đây). Những dự án dựa trên số liệu có sẵn hay dự án xem xét lại là những dự án không mang tính chất tương tác với đối tượng con người hay liên quan đến  việc thu thập bất cứ số liệu từ một đối tượng nào để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Đối với những nghiên cứu này, học sinh có thể tiến hành phân tích số liệu có được dưới dạng bản cứng hay bản mềm.

    a) Dự án trong đó dữ liệu không được dấu danh tính hay ẩn danh (vd: dữ liệu bao gồm tên bệnh nhân, ngày sinh, số điện thoại hay các thông số nhận dạng khác; học sinh thu thập số liệu từ hồ sơ bệnh nhân ghi rõ danh tính) được coi là dự án nghiên cứu trên đối tượng con người. Chúng đều đòi hỏi phải được IRB xem xét và cho phép trước bằng văn bản thông báo. Học sinh nghiên cứu và người cố vấn (Người giám sát chỉ định hay Nhà khoa học chuyên môn) cần phải nắm rõ và tuân thủ các luật HIPAA.

    b) Dự án trong đó học sinh nhận được dữ liệu dưới dạng dấu danh tính/ ẩn danh sẽ không cần phải được IRB cho phép trước nhưng cần phải thỏa mãn cả 2 điều kiện dưới đây:

    i) Chuyên gia cung cấp số liệu cần phải xác nhận bằng văn bản là dữ liệu đã được dấu danh tính và thỏa mãn tất cả các luật HIPAA.

    ii) Trong quá trình xem xét và phê duyệt cuối cùng của SRC, SRC thông qua việc xem lại tài liệu văn bản được chuyên gia giám sát cung cấp  phải đảm bảo rằng dữ liệu đã được dấu danh hợp lý.

    c) Dự án trong đó số liệu đã được công bố sẵn (dưới dạng ấn bản, bản mềm hay trên internet) không cần phải được IRB xem trước và phê duyệt. Ví dụ về những dự án như vậy bao gồm việc kiểm tra đội thể thao hay số liệu thống kê về vận động viên điền kinh hoặc số liệu tội phạm.

    4) Khi thiết kế Kế hoạch Nghiên cứu, người nghiên cứu phải đánh giá và giảm thiểu tối đa những rủi ro về thể chất và/hoặc về tâm lý cho đối tượng nghiên cứu.

    5) Hầu hết các dự án đều yêu cầu phải có bản Cam kết cho phép bằng văn bản. Trẻ em tham gia vào hầu hết các dự án sẽ cần phải thông qua thủ tục chấp thuận đặc biệt  bao gồm sự chấp thuận của trẻ em và sự đồng ý của cha mẹ/ người bảo hộ. Trẻ em là những cá nhân chưa đủ tuổi pháp lý để đưa ra quyết định cho phép; trong hầu hết các trường hợp, tuổi có tư cách pháp nhân là 18 và trong vài trường hợp nó bao gồm tất cả các học sinh cho đến cấp THCS.

    6) Nghiên cứu được tiến hành bởi học sinh phổ thông ở những đơn vị nghiên cứu chịu sự quản lý của cấp liên bang (vd: trường đại học, trung tâm y tế, NIH, trại cải tạo, v.v) cần phải được xem xét và phê duyệt bởi IRB ở đơn vị. Cần phải có bản copy của văn bản phê duyệt của IRB cho toàn bộ dự án (phải đính kèm quy trình và phương thức nghiên cứu mà học sinh đang sử dụng) hay một lá thư chính thức xác nhận sự phê duyệt từ IRB. Một lá thư của cố vấn là không đủ cơ sở để IRB xem xét và cho phép. 

    7) Một học sinh chỉ có thể quan sát và thu thập dữ liệu để phân tích về các thủ tục y tế và quản lý dược phẩm dưới sự giám sát trực tiếp của một chuyên gia có trình độ. Tên của chuyên gia đó cần phải có trong hồ sơ nghiên cứu để được IRB cho phép. Học sinh không được phép thí nghiệm thuốc và tiến hành các thao tác y tế trên đối tượng con người. IRB phải xác nhận rằng học sinh đó không vi phạm luật về hành nghề y tế của một bang hay một quốc gia nhất định nơi mà em đó tiến hành nghiên cứu.

    8) Học sinh nghiên cứu trong báo cáo của mình không được công bố hay hiển thị thông tin nhận dạng trực tiếp đối tượng nghiên cứu hay các hình thức nhận dạng liên quan đến đối tượng (bao gồm ảnh) mà không được sự chấp thuận bằng văn bản.

    9) Tất cả các xét nghiệm tiêu chuẩn không thuộc sự quản lý của khu vực công phải được tiến hành, chấm điểm và diễn giải bởi nhà khoa học chuyên môn theo như yêu cầu của người sáng chế dụng cụ. Bất kỳ và toàn bộ việc sử dụng và phát tán xét nghiệm đều phải tuân thủ yêu cầu của nhà sáng chế bao gồm cả việc nộp bản copy hợp pháp của dụng cụ.

    10) Nghiên cứu thu thập dữ liệu thông qua việc sử dụng internet (vd: email, khảo sát trên web) cần phải được lưu tâm đặc biệt bởi IRB trong đó ít nhất 1 thành viên phải là chuyên gia trong lĩnh vực tiến hành nghiên cứu trên con người. Việc sử dụng internet và email để thu thập dữ liệu sẽ đặt ra thách thức trong việc thu thập a) thông tin ẩn danh, b). cam kết cho phép và c). đảm bảo là người tham dự có độ tuổi thích hợp để viết cam kết cho phép. Bản kế hoạch nghiên cứu và Mẫu mẫu số 4 cần phải nói rõ những thách thức này được đánh giá và xử lý như thế nào.

    Được phép xây dựng một quy trình để thu thập cam kết cho phép phục vụ cho việc nghiên cứu trên internet. Người nghiên cứu cũng có thể muốn cung cấp thông tin cho những đối tượng tiềm năng về mục đích của nghiên cứu và tính chất của việc tham dự của họ, rủi ro tiềm năng, tính chất tự nguyện của nghiên cứu và quyền rút khỏi nghiên cứu tại bất cứ thời điểm nào. Mẫu cam kết cho phép đối với đối tượng người lớn được đăng tải trên trang web www.sciserv.org/isef/document/index.asp.

    Được phép sử đụng đối tượng dưới 18 tuổi cho nghiên cứu tiến hành trên internet với 2 điều kiện sau:

  • Nếu IRB quyết định cần phải có bản cam kết cho phép, cha mẹ/ người bảo hộ hợp pháp cần phải ký cam kết cho phép bằng bản mẫu số 4 và các thủ tục cam kết khác. Trong trường hợp đó, cha mẹ/ người bảo hộ hợp pháp sẽ xem xét và ký vào mẫu 4 trước khi đối tượng tham gia vào khảo sát trực tuyến hoặc qua email.
  • Nếu IRB quyết định rằng cam kết cho phép của phụ huynh là không cần thiết đối với một nghiên cứu có rất ít rủi ro, người nghiên cứu có thể sử dụng thủ tục cho phép tương tự như mẫu có sẵn trên web. Người nghiên cứu nên cung cấp thông tin về tính chất của nghiên cứu cho đối tượng tiềm năng và những gì họ sẽ được yêu cầu làm, thông báo cho đối tượng về quyền rút khỏi nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào và thông báo với họ rằng khi đánh I AGREE hay chọn ô đó trong bản khảo sát và hoàn thành nghiên cứu, họ đã đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
  • 11) Sau khi đã được IRB/SRC cho phép (nếu được yêu cầu), nếu học sinh có bất cứ đề xuất thay đổi nào đối với Danh mục học sinh (1A) và Bản Kế hoạch nghiên cứu của dự án đều phải lập lại quy trình xin phép trước khi tiến hành thí nghiệm/ hay thu thập dữ liệu.

     

    Đánh giá Rủi ro

    Khi đã lựa chọn đối tượng nghiên cứu, học sinh phải xem xét những rủi ro tiềm tàng về thể chất và/ tâm lý khi xây dựng kế hoạch nghiên cứu. Khi đánh giá rủi ro, học sinh và IRB phải lấy định nghĩa liên bang về rủi ro tối thiểu như sau: Rủi ro tối thiếu là mức rủi ro mà xác xuất và cường độ của sự thiệt hại mong đợi trong nghiên cứu bản thân nó không lớn hơn những thiệt hại thường gặp trong đời sống hàng ngày hay khi thực hiện những xét nghiệm/ kiểm tra thể chất và tâm lý định kỳ.

    Nhóm Rủi ro: Nhóm rủi ro dưới đây đòi hỏi phải có sự chăm sóc kỹ lưỡng vì họ thường được coi là thuộc diện dễ bị ảnh hưởng bởi áp lực và những ảnh hưởng thái quá:

    1)      Bất cứ thành viên nào trong nhóm chịu rủi ro tự nhiên (vd: phụ nữ có thai, những người tổn thương tinh thần,, những người có trình độ và hoàn cảnh kinh tế bất lợi, những người bị bệnh ung thư, bệnh về tim mạch, bệnh tâm thần, thiếu khả năng đọc, AIDS…)

    2)      Nhóm những người đặc biệt dễ bị ảnh hưởng như quy định của luật liên bang (vd trẻ em, tù nhân, phụ nữ mang thai)

     

    Hoạt động Rủi ro: Sau đây là những ví dụ về hoạt động được coi là tiềm ẩn rủi ro nhiều hơn mức tối thiểu:

    1) Thể chất

    a.  Thực hiện thao tác trên đối tượng đó với cường độ nhiều hơn mức bình thường trong cuộc sống hàng ngày.

    b) Tiêu hóa bất cứ chất nào hay tiếp cận với những chất độc hại tiềm tàng

    2) Tâm lý

    a.  Bất cứ hành động nào (vd khảo sát, phỏng vấn, quan sát các tác nhân kích thích) hay điều kiện thí nghiệm có khả năng dẫn đến những căng thẳng về tình cảm. VD: trả lời câu hỏi liên quan đến kinh nghiệm cá nhân như lạm dụng thể chất, trẻ vị thành niên, ly hôn và tình trạng tâm lý (vd: lo lắng, trầm cảm, tự tử) đều được coi là có mức độ rủi ro cao hơn mức tối thiểu. Thêm vào đó, những hoạt động nghiên cứu liên quan đến việc cho đối tượng tiếp cận với tác nhân kích thích hay những điều kiện thí nghiệm có tiềm tàng khả năng dẫn đến những căng thẳng về tình cảm đều phải được coi là có độ rủi ro cao hơn tối thiểu. Ví dụ những hình ảnh bạo lực và gây đau đớn, những tài liệu gây đau đớn hay hành động tiềm tàng khả năng dẫn đến cảm giác trầm cảm, lo lắng, hay hạ thấp lòng tự trọng của đối tượng.

    b. Bất kỳ hành động nào tiềm tàng khả năng dẫn đến những hệ quả tiêu cực cho đối tượng do xâm phạm đến đời tư hay vi phạm tính bảo mật đều cần phải được áp dụng những phương thức cẩn trọng để đảm bảo số liệu nghiên cứu hay câu trả lời không bị  phát tán ra công chúng hay những cá nhân không có quyền tiếp cận các thông tin nhận dạng. Khi hoạt động nghiên cứu liên quan đến việc thu thập thông tin cá nhân (vd: tiền sử bị lạm dụng, sử dụng ma túy, quan điểm, vân tay) hay dữ liệu về sức khỏe (dữ liệu gen, máu, mô) người nghiên cứu phải tính đến rủi ro liên quan đến việc xâm phạm đời tư và khả năng vi phạm tính bảo mật. Cách thức để giảm thiểu rủi ro này là thu thập dữ liệu một cách ẩn danh hay xây dựng quy trình thu thập dữ liệu sao cho không thể nào ghép thông tin nhận dạng (vd: tên đối tượng) với dữ liệu hay câu trả lời của họ. Dấu tên nghĩa là thu thập dữ liệu theo cách sao cho không thể nào ghép nối dữ liệu nghiên cứu (vd: câu trả lời, câu hỏi) với cá nhân cung cấp thông tin đó. Điều đó có nghĩa là thông tin nhận dạng cá nhân (tên, ngày sinh, số thẻ bảo hiểm xã hội) không được kết hợp với dữ liệu thu thập.

     

    Bản Cam kết Cho phép

    Trong quá trình xin cam kết cho phép, thông tin về rủi ro và lợi ích liên quan đến việc tham gia vào nghiên cứu được cung cấp cho đối tượng (và khi cần thiết cha mẹ hay người bảo hộ) để cho phép họ có thể đưa ra những quyết định sáng suốt xem liệu họ có tham gia hay không. Cam kết cho phép là một quá trình kéo dài chứ không phải là một hành động đơn lẻ kết thúc bằng một chữ ký trên một trang giấy. Nó phải được kết hợp với thủ tục không mang tính thúc ép hay lừa dối.

     

    Phần A. Trường hợp Yêu cầu Cam kết Cho phép

    Những trường hợp dưới đây được yêu cầu phải nộp bản cam kết cho phép nếu nghiên cứu không rơi vào những trường hợp được bỏ qua cam kết cho phép như mô tả trong phần B:

    1) Khi IRB quyết định rằng nghiên cứu liên quan đến những hoạt động thể chất và tâm lý vượt quá mức rủi ro tối thiểu

    2) Khi IRB quyết định rằng dự án tiềm tàng khả năng dẫn đến những căng thẳng về tình cảm cho đối tượng nghiên cứu.

    3) Khi IRB quyết định rằng đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm rủi ro và nghiên cứu không rơi vào những tiêu chí được bỏ qua cam kết cho phép

     

    Phần B. Trường hợp bỏ qua Cam kết Cho phép

    IRB có thể bỏ qua yêu cầu nộp bản cam kết cho phép nếu nghiên cứu chỉ mang tính chất rủi ro tối thiểu việc thu thập dữ liệu là ẩn danh nếu nó rơi vào một trong những trường hợp sau:

    a) Nghiên cứu liên quan đến hoạt động giáo dục bình thường

    b) Nghiên cứu về hành vi của một cá nhân hay nhóm hay đặc điểm của các cá nhân trong đó người nghiên cứu không thao túng hành vi của đối tượng và nghiên cứu không mang tính rủi ro cao hơn mức tối thiểu.

    c) Khảo sát và phỏng vấn được IRB cho là liên quan đến nhận thức, sự hiểu biết hay lý thuyết trò chơi và không liên quan đến việc thu thập thông tin cá nhân, xâm phạm đời tư hay tiềm tàng những căng thẳng về mặt tình cảm. Nếu không chắc chắn liệu nghiên cứu có rơi vào trường hợp được bỏ qua cam kết cho phép hay không thì tốt nhất là nên xin cam kết.

    d) Nghiên cứu liên quan đến hoạt động thể chất mà IRB cho rằng mức độ rủi ro của nó không cao hơn mức tối thiểu và xác xuất cũng như cường độ của sự tổn hại mong đợi không cao hơn những tổn hại thường gặp trong đời sống hàng ngày hay khi thực hiện những hoạt động thể chất định kỳ.

    Khi văn bản cam kết cho phép không được yêu cầu phải nộp, tất cả các đối tượng vẫn phải chấp thuận tham gia vào nghiên cứu. Đối với đối tượng nghiên cứu dưới 18 tuổi hay cá nhân không có khả năng cam kết cho phép (vd bị tổn hại về tinh thần) thì người lớn phải cam kết thay họ. Người nghiên cứu phải thông báo cho các đối tượng tiềm năng về mục đích của nghiên cứu và những gì họ được yêu cầu phải làm. Đối tượng tiềm năng cũng cần được cho biết là việc tham gia của họ là tự nguyện và họ có thể rút lui vào bất kỳ lúc nào. Thông tin này và sự chấp thuận có thể được truyền đạt bằng lời hay dưới dạng văn bản. Quy trình xin cam kết cần phải được đi kèm trong Kế hoạch Nghiên cứu.

     

    Đối tượng nghiên cứu dưới 18 tuổi nên nộp bản cam kết cho phép. Cả cha mẹ/ người bảo hộ hợp pháp và đối tượng nghiên cứu đang đi học cần phải ký vào mẫu Đối tượng Con người (4). Tuy nhiên, IRB có thể quyết định không cần phải có cam kết cho phép vì những ngoại lệ trên. Khi IRB bỏ qua cam kết cho phép cho đối tượng nghiên cứu dưới 18 tuổi đối với những nghiên cứu có điều tra và phỏng vấn, xác nhận về điều nàyphải được ghi rõ trong mẫu Đối tượng Con người (4).

     

    Quá trình Thẩm định

    1) Một học sinh hứng thú với việc làm nghiên cứu về đối tượng con người trước hết phải xem các quy định, chọn nhóm nghiên cứu và cân nhắc rủi ro của nghiên cứu đề xuất. Học sinh phải làm việc với người bảo trợ, người có thể giới thiệu họ với một nhà khoa học chuyên môn, và nếu cần giúp họ trong việc xây dựng Kế hoạch Nghiên cứu.

    2) Học sinh phải hoàn thành bản Danh mục học sinh (1A), Kế hoạch Nghiên cứu, và mẫu Đối tượng Con người (4) và nộp chúng cho IRB cùng với bản copy của bất cứ câu hỏi phỏng vấn, điều tra hay công cụ nào đã sử dụng để thu thập dữ liệu. Sau khi nộp những giấy tờ hợp lệ đó, học sinh vẫn chưa được bắt đầu nghiên cứu ngay. IRB phải ký Bản phê duyệt (1B) và mẫu Đối tượng Con người (4) để phê duyệt dự án trước khi việc nghiên cứu được bắt đầu.

    3) Để hoàn thành quá trình xét duyệt, IRB phải xác định mức độ rủi ro của dự án và các yêu cầu khác thông qua việc chọn ô thích hợp trên Mẫu Đối tượng Con người (4). IRB có thể yêu cầu 1 hay một số những điều sau:

    a. Nộp bản cam kết cho phép bằng văn bản trên Mẫu Đối tượng Con người (4). Khi IRB bỏ qua cam kết cho phép đối với đối tượng dưới 18 tuổi của những nghiên cứu liên quan đến việc điều tra hay phỏng vấn, điều đó phải được xác nhận trên Mẫu 4.

    b. Mẫu cho Nhà khoa học chuyên môn (2) - IRB yêu cầu một nhà khoa học chuyên môn phải giám sát dự án có mức rủi ro cao hơn tối thiểu. Nếu nhà khoa học chuyên môn không đủ khả năng giám sát trực tiếp dự án, cần phải có một Người giám sát chỉ định đã được đào tạo.

    c. Thay đổi Kế hoạch Nghiên cứu - Nếu IRB yêu cầu thay đổi hay chỉnh sửa Kế hoạch Nghiên cứu, học sinh phải đưa những thay đổi đó vào bản Kế hoạch Nghiên cứu trước khi IRB phê duyệt dự án.

    4) Sau khi IRB phê duyệt dự án và toàn bộ thành viên hội đồng ký vào mẫu 4, học sinh có thể bắt đầu tuyển chọn hay tương tác với đối tượng.

    5) Sau quá trình thí nghiệm và một thời gian ngắn trước hội thi, SRC xem lại và phê duyệt dự án đã được phê duyệt từ trước để đảm bảo rằng học sinh theo đúng Kế hoạch nghiên cứu đã duyệt và các quy định.

    6) Các mẫu giấy tờ sau được yêu cầu:

    a. Danh mục cho Người bảo trợ (1)

    b. Danh mục học sinh (1A)

    c. Kế hoạch Nghiên cứu

    d. Mẫu Phê duyệt (1B)

    e. Mẫu Đối tượng Nghiên cứu (4)

    f. Mẫu Đơn vị nghiên cứu (1C) – nếu có

    g. Mẫu cho Nhà Khoa học Chuyên môn – nếu có

    Động vật có xương sống

     

    Các quy định sau được xây dựng nhằm giúp các học sinh phổ thông tuân thủ triệt để các điều lệ của bang đối với các nhà khoa học chuyên nghiệp và nhằm bảo vệ quyền lợi của cả chủ thể động vật và học sinh nghiên cứu. Khi học sinh tiến hành nghiên cứu với chủ thể động vật, phải xem xét đến sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần của chủ thể động vật đó.

    Mọi dự án có liên quan đến động vật có xương sống phải tuân thủ các quy định dưới đây VÀ các quy định trong phần A hoặc B tuỳ thuộc vào bản chất của nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu.

     

    Quy định đối với TẤT CẢ các nghiên cứu có liên quan đến động vật có xương sống

    1)      Việc sử dụng các động vật có xương sống trong các dự án khoa học phải tuân thủ các điều kiện và quy định trong các phần sau. Động vật có xương sống được quy định ở đây được định nghĩa là phôi hoặc bào thai động vật có vú, có xương sống không phải con người, nòng nọc, chim và trứng bò sát trong vòng 3 ngày (72 giờ) sau khi nở, và tất cả các loài động vật có xương sống không phải con người khác (bao gồm cả cá) khi nở hoặc khi sinh ra.

    2)      Các khả năng thay thế động vật có xương sống trong nghiên cứu phải được tính toán và thảo luận trong kế hoạch nghiên cứu. Các khả năng này cần tuân thủ nguyên tắc “3R” sau:

  • Thay thế (replace) động vật có xương sống bằng động vật không xương sống, các dạng sinh vật bậc thấp hơn, các dạng tế bào được nuôi cấy hoặc các dạng mô phỏng trên máy tính
  • Giảm (reduce) số lượng động vật nhưng phải đảm bảo được giá trị thống kê
  • Cải tiến (refine) quy trình nghiên cứu để làm giảm sự đau đớn hoặc kiệt sức cho động vật.
  • 3)      Các dự án nghiên cứu gây đau đớn lâu dài hoặc giết hại động vật có xương sống đều bị nghiêm cấm. (Lưu ý: “cái chết nhân đạo” được phép dưới 1 số điều kiện nhất định, khi nghiên cứu được tiến hành tại một địa điểm nghiên cứu có tính pháp lý. Xem Mục B)

    4)      Các loại hình nghiên cứu trên động vật có xương sống dưới đây bị nghiêm cấm:

  • Mọi nghiên cứu có sử dụng chất độc như rượu cồn, mưa axít, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, kim loại nặng, v.v…
  • Các nghiên cứu về hành vi có sử dụng các tác nhân kích thích tiêu cực, sự chia rẽ mẹ/con hoặc tình trạng không tự lực được.
  • Nghiên cứu sự đau đớn
  • Thí nghiệm về các loài động vật săn mồi/động vật ăn thịt của động vật có xương sống.
  • 5)      Do sự giảm cân là một dấu hiệu quan trọng của hiện tượng stress, trọng lượng tối đa được phép giảm/hoặc chậm phát triển (so với tiêu chuẩn đối chứng) của bất kì thí nghiệm hoặc động vật thí nghiệm nào là 15%.

    6)      Nếu một thực nghiệm đòi hỏi hạn chế thức ăn hoặc nước uống, nó phải đảm bảo phù hợp với loài động vật và không được vượt quá 18 giờ.

    7)      Nếu động vật bị chết bất ngờ trong thí nghiệm hoặc trong nhóm đối chứng, nguyên nhân cái chết phải được điều tra. Nếu quy trình thí nghiệm là nguyên nhân gây ra, thí nghiệm phải chấm dứt ngay lập tức. Tỉ lệ chết 30% hoặc lớn hơn trong bất cứ nhóm hoặc tiểu nhóm là trái phép và dự án bị coi là không đủ điều kiện tham dự cuộc thi.

    8)      Học sinh tiến hành nghiên cứu trên động vật có xương sống phải tuân thủ các quy định của địa phương, bang, đất nước và liên bang Mỹ.

    9)      Ngoại trừ các nghiên cứu dựa trên quan sát, yêu cầu có một nhà khoa học có chuyên môn hoặc người giám sát được chỉ định để giám sát trực tiếp mọi nghiên cứu có sử dụng động vật có xương sống.

    10)  SRC và/hoặc một Uỷ ban Sử dụng và Chăm sóc Động vật (IACUC) phải phê duyệt mọi nghiên cứu trước khi thí nghiệm tiến hành. (IACUC là cơ quan trực thuộc đơn vị nghiên cứu hợp pháp chịu trách nhiệm giám sát và phê duyệt những nghiên cứu trên động vật.) Kế hoạch nghiên cứu có sử dụng động vật có xương sống phải bao gồm những mục sau:

  • Giải thích lý do sử dụng động vật để nghiên cứu, bao gồm lý do lựa chọn loài động vật và số lượng động vật sử dụng. Mô tả các khả năng thay thế đã xem xét, và lý do các hình thức thay thế này không khả thi. Giải thích những tác động tiềm tàng hoặc đóng góp mà nghiên cứu có thể mang lại cho lĩnh vực sinh học hoặc y tế.
  • Mô tả chi tiết cách sử dụng động vật, bao gồm các phương pháp và quy trình, ví dụ như cách thức thực nghiệm và phân tích dữ liệu. Mô tả các quy trình giúp giảm thiểu những khó chịu, đau đớn và thương tích cho loài động vật trong suốt quá trình thực nghiệm. Mô tả chủng loài động vật, trạng thái, giới tính, tuổi, cân nặng, xuất xứ và số lượng động vật được đề nghị sử dụng.
  •  

    Địa điểm nghiên cứu

    Một số loại nghiên cứu nhất định trên động vật có xương sống có thể tiến hành ở nhà, ở trường hoặc một số địa điểm không mang tính pháp lý, trong khi các loại nghiên cứu khác phải được tiến hành ở một cơ quan nghiên cứu có tính pháp lý. Một đơn vị nghiên cứu mang tính pháp lý được định nghĩa là một đơn vị nghiên cứu/đào tạo chuyên ngành, được USDA thanh tra thường xuyên và được cấp phép sử dụng động vật theo Luật về Quyền Động vật. Ngoài ra cũng bao gồm tất cả các phòng thí nghiệm liên bang như Viện Y tế Quốc gia, Trung tâm Y học Quân nhân và Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh. Ngoài ra, định nghĩa này cũng bao gồm các công ty công nghệ sinh học và dược phẩm có sử dụng các động vật nghiên cứu không được quy định trong luật Quyền Động vật, nhưng có Uỷ ban Sử dụng và Chăm sóc Động vật hoạt động, và chương trình được cấu trúc theo luật liên bang Mỹ.

  • Các địa điểm không có tính pháp lý:
  • Các nghiên cứu trên động vật có xương sống có thể được tiến hành tại những địa điểm không có tính pháp lý (nhà, trường, trang trại, nông trang, trên cánh đồng, v.v…). Bao gồm:

    -          Các nghiên cứu liên quan đến động vật trong môi trường tự nhiên

    -          Các nghiên cứu liên quan đến động vật trong các công viên động vật học

    -          Các nghiên cứu liên quan đến gia súc có sử dụng các thông lệ chuẩn trong nông nghiệp

    Các dự án này cần tuân thủ các hướng dẫn sau:

    -          Dự án nghiên cứu liên quan đến nông nghiệp, hành vi, quan sát hoặc dinh dưỡng bổ sung trên động vật, VÀ

    -          Dự án nghiên cứu có liên quan đến các biện pháp không xâm phạm, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và tinh thần của động vật.

    Mọi nghiên cứu này đều phải tuân thủ những quy định bổ sung được nêu trong Phần A nhằm đảm bảo việc chăm sóc và quan tâm đúng mức đến loài động vật trong qúa trình nghiên cứu.

  • Đơn vị nghiên cứu có tính pháp lý:
  • Mọi nghiên cứu khác trên động vật có xương sống phải được tiến hành tại một đơn vị nghiên cứu có tính pháp lý và phải tuân thủ những quy định bổ sung tại Phần B.

     


  • A.   Quy định bổ sung cho các dự án tiến hành tại địa điểm không có tính pháp lý:
  • Động vật phải được chăm sóc và đối xử thích hợp. Được ở trong môi trường thoải mái, thông thoáng và sạch sẽ theo các tiêu chuẩn và yêu cầu riêng của loài động vật đó. Được cung cấp thức ăn và nước uống sạch (không nhiễm bẩn) và thường xuyên. Chuồng, bãi quây và bể nuôi cá phải được làm sạch thường xuyên. Việc chăm sóc đúng mức phải được tiến hành vào mọi thời điểm, bao gồm cuối tuần, ngày nghỉ và lễ Tết. Động vật phải được quan sát hàng ngày để đánh giá sức khoẻ thể chất và tinh thần. Người giám sát được chỉ định phải xem xét việc chăm sóc này hàng ngày. Các tài liệu sau cung cấp các yêu cầu về không gian và các thông tin bổ sung cho việc chăm sóc:
  • Quy định liên bang về quyền lợi động vật (Federal Animal Welfare Regulation)
  • Hướng dẫn chăm sóc và sử dụng động vật thí nghiệm (Guide for the Care and Use of Laboratory Animals)
  • Hướng dẫn chăm sóc và sử dụng động vật trong nghiên cứu và giảng dạy nông nghiệp (Guide for the Care and Use of Agricultural Animals in Agricultural Research and Teaching – Ag-Guide)
  • SRC sẽ quyết định thời điểm cần thiết mà một bác sĩ thú y phải xác nhận Kế hoạch nghiên cứu và việc chăm sóc động vật là phù hợp. Chứng nhận này phải có trước khi tiến hành thí nghiệm và trước khi SRC ra quyết định phê duyệt. Khuyến cáo nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trong những thí nghiệm liên quan đến những điều kiện dinh dưỡng hoặc hoạt động bất thường đối với đời sống hàng ngày của loài động vật.
  • Trong trường hợp bị ốm bất ngờ hoặc tình trạng khẩn cấp xảy ra, động vật phải được chăm sóc y tế và điều dưỡng phù hợp, do một bác sĩ thú y chỉ đạo. Học sinh nghiên cứu cần dừng thí nghiệm nếu chủ thể động vật nghiên cứu bị giảm cân nghiêm trọng hoặc chết. Thí nghiệm chỉ có thể tiếp tục nếu nguyên nhân ốm hoặc chết không liên quan đến các quy trình thí nghiệm hoặc nếu các bước thích hợp được thực hiện để loại trừ các yếu tố nguyên nhân. 
  • Động vật bị bắt hoặc thả về môi trường tự nhiên phải được phép của người có trách nhiệm về động vật hoang dã. Cá có thể được đánh bắt từ tự nhiên, nếu như người nghiên cứu sau đó thả nó về tự nhiên an toàn, có giấy phép hợp lệ, và tuân thủ nghiêm ngặt quy định và luật đánh bắt cá của địa phương và bang.
  • Trạng thái cuối cùng của động vật phải được xem xét và giải thích trong Biểu mẫu Động vật có xương sống (Vertebrate Animal - Mẫu 5A). Đối với một dự án tiến hành tại địa điểm không có tính pháp lý, cái chết nhân đạo để phục vụ cho lấy tế bào và/hoặc phân tích bệnh lý.
  • Sau khi SRC phê duyệt lần đầu, nếu học sinh có bất kì thay đổi gì trong Bảng kiểm mục Học sinh (Student Checklist – 1A) và Kế hoạch nghiên cứu (Research Plan) trong dự án, phải lặp lại quy trình xin phê duyệt trước khi tiếp tục việc thí nghiệm/thu thập dữ liệu.
  • Quy định phải có những giấy tờ sau:
  • Danh mục người bảo trợ (1)
  • Danh mục học sinh (1A)
  • Kế hoạch nghiên cứu
  • Mẫu phê duyệt (1B)
  • Mẫu động vật có xương sống (5A)
  • Mẫu cho nhà khoa học chuyên môn (2), nếu có
  •  

  • B.   Quy định bổ sung cho các dự án tiến hành tại địa điểm có tính pháp lý:
  • Một số nghiên cứu mà các nhà chuyên môn được phép tiến hành tại các đơn vị nghiên cứu lại không phù hợp cho học sinh phổ thông. Sau đây là các quy định bổ sung đối với các dự án được tiến hành tại một đơn vị nghiên cứu có tính pháp lý:

  • Mọi dự án nghiên cứu của học sinh phải được IACUC phê duyệt trước khi các thí nghiệm được tiến hành. Một người giám sát sẽ có trách nhiệm theo dõi các dự án nghiên cứu này. SRC địa phương cũng phải đánh giá dự án để chứng nhận rằng dự án nghiên cứu này tuân thủ các Quy định của ISEF. Việc đánh giá này của SRC nên được thực hiện trước khi thí nghiệm bắt đầu.
  • Cho phép thực hiện cái chết nhân đạo vào cuối thí nghiệm để lấy tế bào và/hoặc phân tích bệnh lý. Chỉ có nhà khoa học chuyên môn hoặc đại diện của đơn vị nghiên cứu được phép thực hiện cái chết nhân đạo. Mọi cách thức của cái chết nhân đạo phải tuân thủ Hướng dẫn hiện hành của AVMA
  • Các dự án nghiên cứu gây đau đớn lâu dài cho động vật có xương sống đều bị nghiêm cấm. Bảng sau mô tả Phân loại sự đau đớn theo USDA và giới hạn nghiên cứu của các dự án dự thi.
  •  


     

    Phân loại sự đau đớn theo USDA

    Định nghĩa

    Hướng dẫn ISEF

    Loại A

    Các thao tác thực hiện không gây đau đớn cho động vật sống. Có thể thực hiện cái chết nhân đạo để lấy mô, hoặc tế bào…

    Được phép

    Loại B

    Động vật sống sẽ chịu những kích thích gây đau đớn nhất thời mà không gây tê, dẫn đến phản ứng trong thời gian ngắn. Ví dụ: tiêm, bắt/bẫy trên cánh đồng, lấy mẫu máu và các thông lệ chăn nuôi nông nghiệp tiêu chuẩn

    Được phép

    Loại C

    Động vật sống sẽ chịu những kích thích gây đau đớn đáng kể, phẫu thuật… trong khi bị gây tê. Cái chết nhân đạo sẽ được thực hiện vào cuối quy trình mà không để động vật tỉnh lại

    Chỉ được phép với chuyên môn và bằng cấp phù hợp

    Loại D

    Động vật sống sẽ bị gây tê trong khi thao tác, sau đó được làm tỉnh lại và/hoặc động vật sẽ có những biểu hiện rõ ràng về đau đớn, kiệt sức hoặc thay đổi đáng kể về mặt thể xác một cách tự nhiên hoặc do hậu quả của các quy trình thí nghiệm cụ thể. Ví dụ các quy trình phẫu thuật của bất cứ loại hình và một số nghiên cứu có thể gây phát triển các khối u. MỌI NGHIÊN CỨU LOẠI NÀY PHẢI BAO GỒM ĐIỀU TRỊ LÀM GIẢM ĐAU ĐỚN VÀ KIỆT SỨC

    Quy trình loại D chỉ được phép với chuyên môn và bằng cấp phù hợp. Dự án phải tuân thủ mọi quy định của ISEF. Hầu hết các dự án thuộc loại D được coi là không phù hợp cho học sinh phổ thông.

    Loại E

    Động vật sống sẽ trải qua những kích thích gây đau đớn đáng kể mà không được gây tê, dùng thuốc giảm đau hay an thần.

    NGHIÊM CẤM

  • Quy định phải có những giấy tờ sau:
  • Danh mục người bảo trợ (1)
  • Danh mục học sinh (1A)
  • Kế hoạch nghiên cứu
  • Mẫu  phê duyệt (1B)
  • Mẫu cho Đơn vị nghiên cứu hợp pháp (1C)
  • Mẫu động vật có xương sống (5A)
  • Mẫu dành cho nhà khoa học chuyên môn

  • Các tác nhân sinh học nguy hiểm tiềm năng

    (đã được phân loại là mầm bệnh và các tác nhân gây bệnh tiềm năng, ADN tái tổ hợp, và mô của động vật có xương sống và người)

     

    Các dự án nghiên cứu sử dụng vi sinh vật (bao gồm vi khuẩn, virut, viroit, prion, ricketsia, nấm và các loại ký sinh), các kỹ thuật ADN tái tổ hợp (ADNr) hoặc mô sống của người hoặc động vật, máu, hay dịch cơ thể có thể liên quan đến việc thao tác với các tác nhân sinh học nguy hiểm tiềm năng. Sinh viên được phép tiến hành các dự án nghiên cứu với các tác nhân sinh học nguy hiểm tiềm năng miễn sao có thể đảm bảo rằng công việc của họ là an toàn và dự án đó đáp ứng các điều kiện và quy định nêu ra dưới đây. Các quy định này được đưa ra nhằm bảo vệ sinh viên và giúp họ tuân thủ với các nguyên tắc và hướng dẫn về an toàn sinh học quốc tế.

    Khi thao tác với các tác nhân sinh học nguy hiểm tiềm năng thì trách nhiệm của sinh viên cũng như tất cả những người liên quan là phải đưa ra một đánh giá mức độ nguy hiểm (xem trang 23). Đánh giá mức độ nguy hiểm sẽ xác định mức độ gây hại, gây tổn thương hoặc gây bệnh có thể xảy ra đối với thực vật, động vậtngười khi tiếp xúc với các tác nhân sinh học. Kết quả cuối cùng của việc đánh giá mức độ nguy hiểm sẽ định ra một mức độ an toàn sinh học cuối cùng, mức độ an toàn sinh học này sẽ đánh giá các điều kiện, trang thiết bị phòng thí nghiệm, mức độ đào tạo và mức độ giám sát cần thiết để có thể tiến hành nghiên cứu. Các yếu tố liên quan đến đánh giá mức độ nguy hiểm được bàn luận thêm ở trang 23.

    Tất cả các dự án liên quan đến vi sinh vật, các kỹ thuật ADN tái tổ hợp hoặc mô sống của người hoặc động vật, máu, hay dịch cơ thể đều phải tuân thủ các quy định dưới đây VÀ,tùy theo nghiên cứu, có thể phải tuân thủ theo các quy định bổ sung trong phần A, B hoặc C.

     

    Quy định cho TẤT CẢ các nghiên cứu liên quan đến các tác nhân sinh học nguy hiểm tiềm năng

    1)      Có thể sử dụng vi sinh vật có nguy cơ gây hại (bao gồm vi khuẩn, virut, viroit, prion, ricketsia, nấm và các loại ký sinh), các kỹ thuật ADN tái tổ hợp hoặc mô sống của người hoặc động vật, máu, hay dịch cơ thể theo các điều kiện và quy định sau. Tất cả các lĩnh vực nghiên cứu này đều liên quan đến các tác nhân sinh học nguy hiểm tiềm năng và cần phải có sự đề phòng đặc biệt.

    2)      Hội đồng thẩm định và phê duyệt thích hợp (SRC, IBC, IACUC) phải phê duyệt tất cả các nghiên cứu trước khi tiến hành thực nghiệm. Đánh giá mức độ nguy hiểm ban đầu do sinh viên nghiên cứu cũng như người giám sát nghiên cứu đánh giá cần được xác nhận bởi SRC.

    3)      Quá trình thực nghiệm với các tác nhân sinh học nguy hiểm tiềm năng, thậm chí với sinh vật BSL-1, bị cấm trong môi trường nhà ở. Tuy nhiên, có thể thu mẫu vật ở nhà miễn sao chúng được chuyển ngay tới phòng thí nghiệm có trang thiết bị loại có mức độ an toàn sinh học thích hợp. Các mầm bệnh ở thực vật có trong tự nhiên có thể được nghiên cứu (không phải nuôi cấy) tại nhà, nhưng không được đưa vào môi trường nhà ở/vườn.

    4)      Việc đánh giá mức độ nguy hiểm phải được tiến hành bởi học sinh và người giám sát trước khi tiến hành thực nghiệm và mức độ an toàn sinh học cuối cùng phải được đánh giá hoặc xác nhận bởi SRC. Xem trang 23.

    5)      Nghiên cứu được đánh giá là có mức độ an toàn sinh học 1 (Biosafety Level 1- BSL-1) có thể được tiến hành trong phòng thí nghiệm BSL-1 hoặc ở mức cao hơn. Nghiên cứu phải được giám sát bởi một nhà khoa học có đủ trình độ chuyên môn hoặc một người giám sát được chỉ định đã được đào tạo. Học sinh cần được đào tạo một cách phù hợp về thực nghiệm vi sinh học tiêu chuẩn.

    6)      Nghiên cứu được đánh giá là có mức độ an toàn sinh học 2 (BSL-2) phải được tiến hành trong phòng thí nghiệm BSL-2 hoặc ở mức cao hơn (thường thấy trong các viện nghiên cứu theo quy định). Nghiên cứu như vậy phải được xem xét và phê duyệt bởi Hội Đồng An Toàn Sinh Học cấp Viện (Institutional Biosafety Committee - IBC) hoặc xác nhận của người đại diện của viện nghiên cứu là nghiên cứu này không cần phải xét lại. Những nghiên cứu như vậy phải được giám sát bởi một nhà khoa học có đủ trình độ chuyên môn. Sinh viên thực hiện cần phải được đào tạo thêm, chứng tỏ được năng lực và được giám sát trực tiếp khi tiến hành các thí nghiệm vi sinh học.

    7)      Nghiên cứu được đánh giá là có mức độ an toàn sinh học 3 hoặc 4 bị cấm với các học sinh phổ thông

    8)      Các nghiên cứu theo xu hướng tạo ra hoặc thao tác di truyền trên vi khuẩn với tính kháng đa kháng sinh bị cấm. Cần đặc biệt cẩn trọng khi chọn ra các vi sinh vật có tính kháng kháng sinh. Các nghiên cứu sử dụng các loại sinh vật này ít nhất phải được tiến hành trong phòng thí nghiệm có một trang thiết bị loại BSL-2.

    9)      Tất cả các tác nhân sinh học nguy hiểm tiềm năng cần được loại bỏ một cách thích hợp vào cuối quá trình thực nghiệm phù hợp với mức độ an toàn sinh học của chúng. Sau đây là các quy trình loại bỏ các vật liệu được nuôi cấy được chấp nhận: hấp trong nồi hấp ở 121°C trong 20 phút, sử dụng natri hypoclorua 10%, thiêu huỷ, thuỷ phân bằng kiềm, và thao tác bằng các dụng cụ an toàn sinh học.

    10)   Nghiên cứu liên quan đến quá trình nuôi cấy chất thải của con người hoặc động vật bao gồm bùn nước thải, cần phải được xử lý như nghiên cứu loại BSL-2.

    11)   Các loại nghiên cứu sau đây được không phải qua thẩm định của SRC, nhưng phải hoàn thành Đánh giá mức độ nguy hiểm dạng 3:

    a)      Các nghiên cứu liên quan đến nấm men bánh mỳ và nấm men bia, ngoại trừ các nghiên cứu về ­ADNr

    b)      Các nghiên cứu liên quan hầu hết đến các nguyên sinh vật, vi khuẩn cổ và các vi sinh vật tương tự.

    c)      Nghiên cứu sử dụng phân bón để làm thành phần trộn hoặc các thực nghiệm không nuôi cấy khác và sản phẩm dầu mỏ.

    d)     Các nghiên cứu liên quan đến lactobacillus, bacillus thurgensis, vi khuẩn cố định nitơ, vi khuẩn phân huỷ dầu và vi khuẩn ăn tảo được đưa vào môi trường tự nhiên của chúng. (Không được miễn nếu được nuôi cấy trong môi trường đĩa petri vì có khả năng gây ô nhiễm).

    12)   Bất kỳ một thay đổi nào được đề xuất trong bản Danh mục học sinh (1A) và Kế hoạch nghiên cứu do học sinh thực hiện sau khi được phê duyệt bước đầu của SRC phải được tiếp tục xem xét và kiểm duyệt bởi SRC hoặc IBC trước khi thực hiện các thay đổi này và trước khi tiếp tục giai đoạn thực nghiệm.

    13)   Yêu cầu cần có các mẫu sau:

    a)      Danh mục cho người bảo trợ (1), Danh mục học sinh (1A), Kế hoạch nghiên cứu, và Mẫu phê duyệt (1B).

    b)      Mẫu viện nghiên cứu theo quy định (1C) – nếu có.

    c)      Mẫu cho Nhà khoa học chuyên môn (2), nếu có

    d)     Mẫu Đánh giá mức độ rủi ro (3), nếu có

    e)      Mẫu đánh giá mức độ nguy hiểm (6A)

    f)       Mẫu mô động vật có xương sống và người (6B) – đối với các nghiên cứu liên quan đến mô và dịch cơ thể.


    A. Các quy định bổ sung cho các dự án nghiên cứu liên quan đến các vi sinh vật chưa biết

    Các nghiên cứu liên quan đến các vi sinh vật chưa biết có một khó khăn là vì sự có mặt, nồng độ và khả năng gây bệnh của các tác nhân chưa được biết đến . Trong các dự án khoa học, các nghiên cứu này thường bao gồm việc thu thập và nuôi cấy các vi sinh vật từ môi trường (ví dụ, đất, bề mặt nền nhà, da, v.v).

    1)      Nghiên cứu với các vi sinh vật chưa biết có thể được xử lý như nghiên cứu BSL-1 theo các điều kiện sau:

    a)      Sinh vật được nuôi cấy trong đĩa Petri nhựa (hoặc các trang thiết bị tiêu chuẩn không hỏng khác) và được gắn kín. Các trang thiết bị có thể chấp nhận được khác bao gồm màng petri và gắn kín có độ an toàn cao (2 lớp).

    b)      Các thử nghiệm liên quan đến các quy trình trong đó đĩa Petri vẫn được gắn kín trong suốt thử nghiệm (nghĩa là, đếm số lượng sinh vật hay khuẩn lạc có mặt).

    c)      Đĩa petri được gắn kín được loại bỏ theo cách thích hợp dưới sự giám sát của người giám sát được chỉ định.

    2)      Nếu một môi trường nuôi cấy được mở ra để xác định, cấy chuyển hoặc phân lập, thì môi trường nuôi cấy cần phải được xử lý như nghiên cứu BSL-2 và bao gồm các quy trình của phòng thí nghiệm BSL-2.

     

    B. Các quy định bổ sung cho các nghiên cứu sử dụng kỹ thuật ADN tái tổ hợp (ADNr)

    Các nghiên cứu liên quan đến các kỹ thuật ADNr  trong đó các vi sinh vật được biến đổi di truyền cần xem xét chặt chẽ để đánh giá mức độ nguy hiểm. Có một vài nghiên cứu ADNr có thể được tiến hành một cách an toàn trong phòng thí nghiệm BSL-1   trong trường trung học với sự xem xét của SRC có thẩm quyền.

    1)      Tất cả các nghiên cứu sử dụng kỹ thuật ADNr bao gồm các sinh vật BSL-1 và các hệ vật truyền tế bào chủ BSL-1 có thể được tiến hành trong phòng thí nghiệm BSL-1 dưới sự giám sát của nhà khoa học có đủ trình độ chuyên môn hoặc người giám sát được chỉ định đã được đào tạo và phải được phê duyệt bởi SRC trước khi tiến hành thực nghiệm. Ví dụ như sự nhân dòng ADN trong hệ vật truyền tế bào chủ E. coli K12, S. cerevesiae, B. subtillis.

    2)      Tất cả các nghiên cứu sử dụng kỹ thuật ADNr sử dụng các phân tử ADN xen có thể được tiến hành trong phòng thí nghiệm BSL-1 dưới sự giám sát của nhà khoa học có đủ trình độ chuyên môn hoặc người giám sát được chỉ định đã được đào tạo và phải được phê duyệt bởi SRC trước khi tiến hành thực nghiệm: (a) phân tử ADN không phải là ADN của sinh vật hoặc virut, (b) ADN từ nguồn không phải virut hoặc nguồn không có cấu trúc nhiễm sắc thể và (c) ADN toàn bộ từ vật chủ nhân sơ, bao gồm các plasmit của nó hoặc các virut chỉ sinh sôi trong tế bào đó.

    3)      Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật ADNr bao gồm các tác nhân BSL-1 có thể biến đổi thành các tác nhân BSL-2 trong quá trình thực nghiệm cần phải được tiến hành hoàn toàn trong phòng thí nghiệm BSL-2.

    4)      Tất cả các nghiên cứu sử dụng kỹ thuật ADNr liên quan đến các sinh vật BSL-2 và/hoặc hệ vật truyền tế bào chủ BSL-2 phải được tiến hành trong viện nghiên cứu theo quy định và được phê duyệt vởi IBC trước khi tiến hành thực nghiệm.

    5)      Sự sinh sản của các thể tái tổ hợp chứa ADN mã hoá cho các tác nhân gây ung thư hoặc các chất độc cho người, thực vật hoặc động vật khác (bao gồm virut) là bị cấm.

     

    C. Quy định bổ sung cho các nghiên cứu liên quan đếnmẫu mô bao gồm máu và các sản phẩm máu

    Các nghiên cứu liên quan đến mẫu mô sống của người hoặc động vật, máu, hay dịch cơ thể thu được từ người và/hoặc động vật có xương sống có thể chứa vi sinh vật và có khả năng gây bệnh. Do đó, đánh giá chính xác mức độ nguy hiểm là cần thiết.

    1)      Nếu mẫu mô thu được từ động vật bị giết nằm ngoài mục đích của nghiên cứu, thì nó có thể được coi là một nghiên cứu về mô. Nếu động vật được giết chỉ để phục vụ nghiên cứu, thì nghiên cứu phải được coi là nghiên cứu động vật có xương sống và phải tuân thủ theo các quy định về tiến hành nghiên cứu động vật có xương sống ở viện nghiên cứu theo quy định. (Xem quy định về nghiên cứu động vật có xương sống, trang 17)

    2)      Các nghiên cứu có mức độ an toàn sinh học 1 bao gồm việc thu thập và khảo sát mô sống và/hoặc dịch cơ thể, (không bao gồm máu và các sản phẩm máu, xem quy định 4) từ một nguồn không lây nhiễm với khả năng có thể có vi sinh vật là rất thấp. Các nghiên cứu có mức độ an toàn sinh học 1 có thể được tiến hành trong phòng thí nghiệm BSL1 và phải được giám sát bởi một nhà khoa học có đủ trình độ chuyên môn hoặc một người giám sát được chỉ định đã được đào tạo.

    3)      Các nghiên cứu có mức độ an toàn sinh học 2 bao gồm việc thu thập và khảo sát mô sống hoặc dịch cơ thể có thể chứa vi sinh vật thì thuộc loại BSL-1 hoặc 2. Các nghiên cứu này phải được tiến hành tại một viện nghiên cứu được chỉ định dưới sự giám sát của một nhà khoa học có đủ trình độ chuyên môn.

    4)      Tất cả các nghiên cứu liên quan đến máu hoặc các sản phẩm máu của người hoặc động vật hoang được xem là nghiên cứu có mức độ an toàn sinh học 2 và phải được tiến hành trong phòng thí nghiệm BSL-2 và dưới sự giám sát của một nhà khoa học có đủ trình độ chuyên môn. Tất cả các nghiên cứu liên quan đến máu của động vật nuôi được coi là nghiên cứu BSL-1. Tất cả các loại máu cần phải được xử lý phù hợp với các tiêu chuẩn và hướng dẫn nêu trong OSHA, 29CFR, Subpart Z. Bất kỳ loại mô hay dụng cụ nào có khả năng chứa mầm bệnh sinh ra từ máu (ví dụ, máu, sản phẩm máu, mô chảy máu khi nén, dụng cụ bị nhiễm máu) cần phải được loại bỏ một cách thích hợp sau quá trình thực nghiệm.

    5)      Sữa người không rõ nguồn gốc, trừ khi được chứng nhận là không có HIV và Herpatitis C, được coi là BSL-2. Sữa động vật nuôi được coi là BSL-1.

    6)      Bất kỳ nghiên cứu nào bao gồm việc thu thập và khảo sát dịch cơ thể có thể chứa các tác nhân sinh học đều thuộc loại BSL-3 hoặc 4 bị cấm đối với sinh viên chưa tốt nghiệp.

    7)      Các nghiên cứu về dịch cơ thể người, trong đó mẫu là của một người cụ thể, cần phải được xem xét bởi IRB và cam kết đồng ý. Sinh viên sử dụng dịch cơ thể của chính họ được miễn thủ tục này.

    8)      Các loại mô sau không cần phải xử lý như các tác nhân sinh học nguy hiểm tiềm năng:

  • Mô thực vật
  • Môi trường nuôi cấy mô hoặc tế bào đã xác định (ví dụ như các môi trường thu được từ bộ sưu tập giống của Mỹ). Nguồn và số catalog của môi trường cần được ghi rõ trong kế hoạch nghiên cứu
  • Thịt hoặc sản phẩm từ phụ thịt thu được từ kho thực phẩm, nhà hàng, hoặc nhà máy đồ hộp.
  • Tóc
  • Răng được khử trùng để tiêu diệt tất cả các mầm bệnh sinh ra từ máu có thể có. Có thể sử dụng quá trình khử trùng hoá học hoặc hấp ở 121° trong 20 phút.
  • Mô hoá thạch hoặc mẫu khảo cổ
  • Lam kính chứa mô được cố định
  • Đánh giá mức độ nguy hiểm

    Việc đánh giá mức độ nguy hiểm xác định khả năng gây hại, gây tổn thương hoặc gây bệnh cho thực vật, động vậtngười có thể xảy ra khi tiếp xúc với các tác nhân sinh học nguy hiểm tiềm năng. Kết quả cuối cùng của việc đánh giá mức độ nguy hiểm là định ra một mức độ an toàn sinh học cuối cùng, mức độ an toàn sinh học này sẽ đánh giá các điều kiện, trang thiết bị phòng thí nghiệm, mức độ đào tạo và mức độ giám sát của phòng thí nghiệm cần thiết để có thể tiến hành nghiên cứu.

    Đánh giá mức độ nguy hiểm bao gồm:

    • Chỉ định tác nhân sinh học thành nhóm nguy cơ
      • Với các nghiên cứu liên quan đến một vi sinh vật đã biết, trước tiên cần xác định vi sinh vật đó thuộc nhóm có mức độ an toàn sinh học cụ thể dựa trên thông tin có sẵn qua tìm kiếm tài liệu.
      • Với các nghiên cứu về các vi sinh vật chưa biết và sử dụng các mô sống cần dựa trên ý kiến chuyên môn của người giám sát nghiên cứu.
    • Đánh giá mức độ của trang thiết bị sinh học để sinh viên tiến hành thực nghiệm. (Xem các mức độ của trang thiết bị  sinh học dưới đây.)
    • Đánh giá kinh nghiệm và ý kiến chuyên môn của người giám sát sinh viên.
    • Chỉ định một mức độ an toàn sinh học đối với nghiên cứu dựa trên nhóm của tác nhân sinh học, mức độ của trang thiết bị sinh học có sẵn và ý kiến chuyên môn của nhà khoa học chuyên môn hoặc người giám sát được chỉ định sẽ giám sát nghiên cứu.

    Nếu một nghiên cứu được tiến hành tại một địa điểm không chịu sự quản lý (ví dụ, trường học), thì mức độ an toàn sinh học cuối cùng phải được xác nhận bởi SRC. Nếu nghiên cứu được tiến hành ở một địa điểm dưới sự quản lý, thì mức độ an toàn sinh học cuối cùng phải được xác nhận bởi Hội đồng An toàn Sinh học cấp viện (IBC) hoặc một cơ quan phê duyệt tương đương hoặc được xác nhận bởi đại diện của viện là nghiên cứu không cần phải được xem xét. Nếu không có một cơ quan phê duyệt tương đương nào tại địa điểm được quy định, thì SRC nên xem xét nghiên cứu và chỉ định một mức độ an toàn sinh học cuối cùng.

     Phân loại các nhóm tác nhân sinh học nguy hiểm

    Các tác nhân sinh học, thực vật hoặc động vật, được phân loại theo các nhóm dựa trên nguy cơ đối với an toàn sinh học. Sự phân loại này được áp dụng với những trường hợp thông thường trong các phòng thí nghiệm, hoặc sự sinh trưởng của các tác nhân với mức độ nhỏ cho các mục đích chẩn đoán và thực nghiệm.

     

    Nhóm nguy cơ BSL-1 bao gồm các tác nhân sinh học có mức độ nguy hiểm thấp đối với con người và môi trường. Các tác nhân này thường không có khả năng gây bệnh ở các nhân viên phòng thí nghiệm khoẻ mạnh, động vật và thực vật. Các tác nhân này cần trang thiết bị có mức độ an toàn sinh học 1. Ví dụ về các sinh vật BSL-1 là: Aspergillus niger, Bacillus thurigensis, Escheria coli dòng k12, Lactobacillus acidophilus, Micrococcus leuteus, Neurospora crassa, Pseudomonas fluorescens, Serratia marcescens.

     

    Nhóm nguy cơ BSL-2 bao gồm các tác nhân sinh học có mức độ nguy hiểm trung bình  đối với con người và môi trường. Nếu có sự lây nhiễm trong môi trường phòng thí nghiệm, thì nguy cơ lan rộng sẽ bị hạn chế và hiếm khi gây ra sự lây nhiễm dẫn đến một tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng. Các phương pháp điều trị hiệu quả và các cách ngăn ngừa phải sẵn sang nếu lây nhiễm xảy ra. Các tác nhân này cần trang thiết bị có mức độ an toàn sinh học 2. Ví dụ về các sinh vật BSL-2 là: Mycobacterium, Streptococcus pneumonia, Salmonella choleraesuis.

     

    Nhóm nguy cơ BSL-3 bao gồm các tác nhân sinh học thường gây ra các bệnh nghiêm trọng (cho người, động vật hoặc thực vật) hoặc có thể gây ra hậu quả kinh tế nghiêm trọng. Các tác nhân này thường không lan rộng bởi sự tiếp xúc thông thường. Các tác nhân này cần trang thiết bị có mức độ an toàn sinh học 3. CẤM

     

    Nhóm nguy cơ BSL-4 bao gồm các tác nhân sinh học thường gây ra các bệnh rất nghiêm trọng (cho người, động vật hoặc thực vật) và thường không cứu chữa được. Các tác nhân này thường dễ dàng bị lây nhiễm từ cá thể này sang cá thể khác, từ động vật sang người hoặc ngược lại, trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc do tiếp xúc thông thường. Các tác nhân này cần trang thiết bị loại có mức độ an toàn sinh học 4. CẤM


    Các mức độ của trang thiết bị an toàn sinh học

    Có 4 mức độ trang thiết bị an toàn sinh học (mức độ an toàn sinh học 1 đến 4). Mỗi mức độ có hướng dẫn về điều kiện phòng thí nghiệm, trang thiết bị an toàn và kỹ thuật và thực hành phòng thí nghiệm.

     

    Trang thiết bị loại BSL-1 thường thấy ở các phòng xét nghiệm nước, trong trường trung học, và trong các trường đại học giảng dạy lớp vi sinh học mở đầu. Thí nghiệm được tiến hành trên bàn mở hoặc trong tủ hút. Các thông lệ vi sinh tiêu chuẩn được áp dụng khi làm việc trong phòng thí nghiệm. Quá trình khử ô nhiễm có thể đạt được bằng cách xử lý với các chất tẩy uế hoá học hoặc bằng quá trình hấp. Áo mặc trong phòng thí nghiệm là cần thiết và khuyến cáo sử dụng găng tay. Công việc trong phòng thí nghiệm được giám sát bởi một cá nhân được đào tạo tổng quát về vi sinh hoặc các khoa học khác có liên quan.

     

    Trang thiết bị loại BSL-2 được thiết kế để đạt mức độ an toàn tối đa khi làm việc với các tác nhân có mức độ nguy hiểm trung bình với con người và môi trường. Tiếp cận với phòng thí nghiệm bị cấm. Cần có các buồng an toàn sinh học (lớp 2, loại A, BSC). Cần có nồi hấp để khử ô nhiễm rác thải. Cần phải có áo mặc trong phòng thí nghiệm, găng tay, và dụng cụ bảo vệ mặt. Công việc trong phòng thí nghiệm phải được giám sát bởi một nhà khoa học có năng lực hiểu rõ sự nguy hiểm liên quan đến việc tương tác với các tác nhân sinh học.

     

    Trang thiết bị loại BSL-3 là cần thiết đối với các tác nhân lây nhiễm có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng hoặc có khả năng gây chết do phơi nhiễm hoặc hít phải tác nhân sinh học. Phòng thí nghiệm phải là một khu nhà riêng biệt hoặc một vùng biệt lập, với lối vào hai cửa, máy thổi khí hướng vào bên trong. Cần phải có nhiều các quy trình và các thiết bị bảo vệ đặc biệt khi làm việc với các tác nhân này. CẤM

     

    Trang thiết bị loại BSL-4 là cần thiết đối với các tác nhân nguy hiểm/ngoại lai có nguy cơ cao gây ra bệnh đe doạ đến mạng sống. Cần nhiều dụng cụ đặc biệt và cẩn trọng khi làm việc với các tác nhân này. CẤM


     Các hoá chất, hoạt động và thiết bị nguy hiểm

     (Bao gồm chất kiểm soát DEA, thuốc kê toa, rượu cồn và thuốc lá, súng và chất nổ, phóng xạ, laze vv…)

     

    Những quy định sau được áp dụng cho các nghiên cứu có liên quan đến việc sử dụng các chất hoá học, thiết bị và các hoạt động nguy hiểm. Luật bao gồm các chất và thiết bị được quy định bởi địa phương, bang, quốc gia hoặc luật quốc tế, các chất thường bị hạn chế sử dụng như chất kiểm soát DEA, thuốc kê toa, rượu cồn và thuốc lá, thuốc súng và chất nổ. Các hoạt động nguy hiểm là những hoạt động có mức nguy hiểm cao hơn những hoạt động sinh hoạt hằng ngày của học sinh.

    Những quy định này nhằm bảo vệ những học sinh làm nghiên cứu bằng cách bảo đảm rằng luôn có sự giám sát chặt chẽ và những mối nguy hiểm tiềm tàng này đã được xem xét để có sự đề phòng hợp lý về mức độ an toàn. Trước khi tiến hành nghiên cứu có liên quan đến các chất hoá học, thiết bị và hoạt động nguy hiểm, luôn phải kiểm tra lại với phía nhà trường, địa phương hoặc hội thi ở địa phương vì một số nơi có thể áp dụng những luật và hướng dẫn khắt khe hơn.

     

    Quy định áp dụng cho TẤT CẢ những Dự án Liên quan đến Các chất Hoá học, Hoạt động và thiết bị nguy hiểm.

    1. Việc sử dụng các chất hoá học và thiết bị nguy hiểm và những gì liên quan đến các hoạt động nguy hiểm cần phải có sự giám sát hướng dẫn của giám sát viên được chỉ định, ngoại trừ những chất liên quan đến chất kiểm soát DEA mà việc sử dụng yêu cầu phải có sự giám sát của nhà khoa học chuyên môn.

    2. Học sinh tiến hành nghiên cứu phải cùng xây dựng bảng đánh giá rủi ro với giám sát viên hoặc khoa học gia trước khi tiến hành nghiên cứu. Bảng đánh giá được làm theo Mẫu đánh giá rủi ro (3)

    3. Học sinh nghiên cứu phải tìm được và sử dụng các chất được sự cho phép và phù hợp với tất cả các luật của địa phương, tiểu bang, liên bang của nước Mỹ và các quốc gia. Để tìm hiểu thêm thông tin hoặc phân loại các luật và quy định này, vui lòng liên lạc với các đơn vị phụ trách về quy định được liệt kê dưới đây.

    4. Tất cả các hoá chất, thiết bị sử dụng hoặc hoạt động tiến hành đều phải được sự cho phép của liên bang và tiểu bang, học sinh và giám sát viên phải có được sự chấp thuận này trước khi bắt đầu tiến hành thí nghiệp. Cần chuẩn bị sẵn một bảng copy của văn bản cho phép này để trình cho ngườigiám sát dự án và trình cho SRC trước khi tham gia cuộc thi.

    5. Học sinh nghiên cứu phải thiết kế thí nghiệm sao cho hạn chế ít nhất mức độ ảnh hưởng lên môi trường, ví dụ như việc sử dụng lượng hoá chất ít nhất để có thể phân huỷ sau đó trong môi trường an toàn cùng với những thực hành cẩn trọng trong phòng thí nghiệm

    6. Những mẫu cần thiết:

  • Danh mục cho người bảo trợ (1)
  • Danh mục cho học sinh (1A)
  • Kế hoạch nghiên cứu
  • Mẫu  phê duyệt (1B)
  • Mẫu cho viện nghiên cứu(1C)- nếu có
  • Mẫu Nhà khoa học chuyên môn- nếu có
  • Mẫu đánh giá rủi ro
  •  

    Quy định bổ sung cho các chất được quy định riêng:

    Có một số quy định bổ sung cho những chất được quy định sau:

    A. DEA-chất kiểm soát

    B. Thuốc kê toa

    C. Rượu cồn và thuốc lá

    D. Thuốc súng và chất nổ

     

    A. DEA-chất kiểm soát

    Cơ quan DEA (Drug Enforcement Administration) USA quản lý một số hóa chất có thể chuyển hoá từ dạng thông thường sang dạng thuốc cấm. Những nước khác cũng có thể có những cơ quan quản lý tương tự; học sinh ở các nước khác nước Mỹ nên tham khảo với cơ quan kiểm soát về thuốc tại nước mình để được biết rõ về các quy định đối với chất này. Thông tin về các chất kiểm soát DEA và cụ thể từng loại chất của nó có thể được tìm hiểu rõ hơn qua các trang web được được liệt kê trong phần Nguồn thông tin ở cuối mục này. Nếu học sinh không chắc chắn về việc chất sử dụng trong thí nghiệm của mình có liên quan đến chất kiểm soát DEA hay không, có thể tham khảo danh sách các chất kiểm soát DEA được liệt kê.

    1. Tất cả các nghiên cứu sử dụng chất kiểm soát bởi DEA phải được sự giám sát của khoa học gia trong ngành có được DEA hoặc (Hiệp hội luật định quốc tế phù hợp cấp bằng ) về sử dụng chất bị kiểm soát.

    2. Tất cả các nghiên cứu sử dụng chất loại số 1 phải có bản dự thảo nghiên cứu được chấp thuận trước khi bắt đầu tiến hành nghiên cứu. Chất loại 2, 3 và 4 không yêu cầu có bản dự thảo chấp thuận này.

     

    B. Thuốc kê toa

    Thuốc kê toa là các loại thuốc được quy định bởi luật của liên bang hoặc quốc gia và chỉ có tại nhà thuốc nhằm tránh việc sử dụng không đúng cách hoặc không an toàn. Do đó, cần phải cẩn trọng trong việc sử dụng chúng trong một dự án khoa học.

    1. Học sinh không được phép thí nghiệm thuốc trên đối tượng là con người.

    2. Việc thí nghiệm thuốc lên động vật có xương sống phải được thực hiện tuân theo tất cả các luật và hướng dẫn liên quan đến động vật có xương sống.

     

    C. Cồn và thuốc lá

    Cơ quan quản lý về thuế quan và kinh doanh Cồn và Thuốc lá Hoa Kỳ (The U.S. Alcohol and Tobacco Tax and Trade Bureau -TTB) là cơ quan quy định việc sản xuất rượu và phân phối các sản phẩm rượu cồn và thuốc lá. Nhiều sản phẩm có quy định về độ tuổi được mua, tàng trữ và tiêu thụ. Học sinh không thuộc nước Mỹ bắt buộc phải tuân thủ triệt để các luật và quy định sử dụng các chất này tại địa phương và đất nước mình.

    1. Việc sản xuất cồn etyl tại nhà được cho phép dưới sự giám sát của phụ huynh và phải đúng các quy định của Ban quản lý Thuế quan và Kinh doanh (TTB)

    2. Được phép làm ra số lượng ít cồn etyl bằng cách lên men bia.

    3. Học sinh được phép tiến hành thí nghiệm chưng cất cồn để tạo ra sản phẩm chất đốt cho hội thi. Tuy nhiên, để được phép, việc này đã phải được tiến hành tại trường dưới sự cho phép của Ban quản lý Thuế và Kinh doanh (TTB) đối với nhà trường. Các chi tiết liên quan đến quy trình này được đề cập trong trang web của Ban quản lý Thuế và Kinh doanh (TTB) được nêu trong phần Nguồn thông tin dưới đây.

     

     

    D. Thuốc súng và chất nổ

    Cơ quan quản lý về rượu, thuốc lá, thuốc súng và chất nổ (ATF), cùng với cơ quan quản lý tiểu bang quy định việc mua bán và sử dụng thuốc súng và chất nổ. Súng được xem như một loại vũ khí cầm tay cỡ nhỏ có thể bắn ra đạn bằng thuốc súng. Chất nổ là bất cứ hợp chất, hỗn hợp hoặc thiết bị nào mà mục đích cơ bản là chức năng phát nổ. Chất nổ bao gồm (nhưng không chỉ ) mìn, thuốc súng đen, thuốc súng dạng viên, kíp nổ và chất gây cháy. Việc mua bán súng (dù dưới dạng mua lẻ) thông thường là trái luật pháp. Việc sử dụng súng khi chưa được sự cho phép của cơ quan chủ quản địa phương là bất hợp pháp. Học sinh cần tìm hiểu về việc tập huấn và những chứng chỉ cần thiết phải có đối với cá nhân khi sử dụng súng tại địa phương và đất nước mình.

    1. Tất cả các cá nhân tàng trữ chất nổ buộc phải có giấy phép hoặc sự cho phép của Cơ quan quản lý về rượu, thuốc lá, súng và chất nổ tại Mỹ (ATF) hoặc cơ quan quản lý tương ứng của quốc tế.

    2. Động cơ tên lửa lắp ráp hoàn chỉnh, bộ lắp ráp cải tiến hoặc bộ phận tên lửa có chứa hơn 62,5 gam chất nổ cần phải được cho phép sử dụng, cất giữ và tuân thủ những yêu cầu khác của luật và quy định về chất nổ.

    Lưu ý: “ Súng potato” không được xem là súng trừ khi nó được sử dụng như là một vũ khí. Súng “potato” sử dụng tại hội thi sẽ bị xem như là thiết bị nguy hiểm.

     

    Hướng dẫn về việc đánh giá rủi ro

    Vui lòng tham khảo hướng dẫn sau đây về việc tiến hành đánh giá độ nguy hiểm khi sử dụng các chất/ thiết bị sau:

    A. Hoá chất nguy hiểm

    B. Thiết bị nguy hiểm

    C. Chất Phóng xạ

     

    A. Hoá chất nguy hiểm

    Đánh giá mức độ nguy hiểm của hoá chất cần bao gồm việc xem xét các hệ số như mức độc tính, độ phản ứng, tính bắt cháy và độ ăn mòn.

    Độc tính – đặc tính của chất hóa học nào đó có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ khi hít vào, nuốt, tiêm hay khi tiếp xúc với da.

    Độ phản ứng -  Xu hướng của môt chất khi trải qua một sự thay đổi hoá học.

    Tính bắt cháy – một tính chất hoá học làm bốc hơi dẫn đến dễ phát cháy khi sử dụng dưới điều kiện môi trường làm việc thông thường.

    Độ ăn mòn – tính chất hoá học gây hư hỏng hoặc phá huỷ tế bào sống hoặc trang thiết bị khi có tiếp xúc lý tính.

    Khi thực hiện đánh giá độ nguy hiểm, cần xem xét về loại và lượng của chất hoá học. Ví dụ, một số đối tượng bị dị ứng hoặc do yếu tố di truyền có thể bị ảnh hưởng bởi hoá chất  được sử dụng trong dự án. Học sinh nghiên cứu cần tham khảo Tài liệu về thông tin an toàn (MSDS) để đảm bảo rằng việc phòng ngừa an toàn được xem xét kỹ càng. Một vài tài liệu MSDS (vd: tài liệu Flinn) có phân loại mức độ nguy hiểm liên quan đến chất hoá học. Việc phân loại này có thể giúp học sinh và phụ huynh trong việc xác định được mức độ nguy hiểm của việc sử dụng các chất hoá học.

     

    Việc đánh giá độ nguy hiểm phải bao gồm các phương pháp tiêu huỷ các chất hoá học sử dụng trong thí nghiệm. Tài liệu Flinn (tham khảo dưới đây) cung cấp những thông tin hữu ích cho việc tiêu huỷ hoá chất. Nếu cần, học sinh cần phải kết hợp quy trình tiêu huỷ này cùng với kế hoạch nghiên cứu theo quy định của cơ quan chủ quản tại đất nước mình.

     

    Ý thức môi trường trong ngành hoá học

    Nội dung của Ý thức môi trường trong ngành hoá học (hoá học xanh) là tránh việc sử dụng và sản xuất các chất có hại trong suốt quy trình/ xử lý hoá học. Các nguyên tắc của Hoá học xanh được nêu trong trang web EPA trong mục Nguồn thông tin. Những nguyên tắc này nên được đưa vào kế hoạch nghiên cứu bất cứ khi nào có thể.

    • Ngăn ngừa rác thải
    • Sử dụng các chất hoá học và sản phẩm an toàn hơn
    • Tạo ra các hợp chất hoá học ít nguy hiểm hơn
    • Sử dụng các vật chất có thể tái sử dụng được
    • Sử dụng chất xúc tác
    • Sử dụng dung môi và môi trường phản ứng an toàn hơn
    • Tăng hiệu quả của năng lượng
    • Giảm thiểu khả năng dẫn đến tai nạn

     

     

    B. Thiết bị nguy hiểm

    Việc đánh giá rủi ro của việc sử dụng các thiết bị nguy hiểm cần xem xét tất cả các khả năng nguy hiểm tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến học sinh tiến hành nghiên cứu. Trong khi các thiết bị gia dụng (bàn ủi, cưa, máy khoan…) có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách, khi học sinh làm việc với các thiết bị phòng thí nghiệm có mức độ nguy hiểm tiềm tàng và các thiết bị cần có sự chuyên nghiệp cao trong sử dụng thì cần điền vào mẫu đánh gía rủi ro (mẫu 3) để bảo đảm việc sử dụng chúng một cách an toàn.

    Một thiết bị thí nghiệm này có thể nguy hiểm hơn thiết bị khác. Ví dụ tấm kim loại nóng và đèn Bunsen có thể không cần phải có bảng đánh giá nguy hiểm, nhưng ngược lại, các thiết bị chân không, dầu đung nóng, thiết bị NMR, tia cực tím, laze và lò nhiệt độ cao yêu cầu phải điền vào mẫu Đánh giá rủi ro (mẫu 3)

     

      C. Phóng xạ

    Đánh giá độ nguy hiểm cần được tiến hành khi học sinh sử dụng chất phóng xạ không bị ôxi hoá ở mức cao hơn các hoạt đông thường gặp hàng ngày. Chất phóng xạ không oxy hoá bao gồm quang phổ của tia cực tím (UV), ánh sáng nhìn thấy được, tia hồng ngoại (IR), vi sóng (MW), tần số sóng vô tuyến (RF) và tần số cực thấp (ELF). Tia lazer thường nhìn thấy được, như tia cực tím hoặc tia hồng ngoại. Tia lazer được chia thành bốn loại dựa trên độ an toàn.

    Nhà sản xuất bắt buộc phải ghi chú (đánh dấu) cho các tia lazer từ loại II đến loại IV

    •     Tia lazer loại I được sử dụng trong máy nghe đĩa CD, máy in lazer, thiết bị khảo sát địa chất và một số thiết bị phòng thí nghiệm. Không có nguy hiểm nào liên quan đến việc sử dụng tia lazer loại I này.

    •     Tia lazer loại II đươc sử dụng trong bút chỉ lazer, thiết bị ngắm và đo xạ, và sẽ nguy hiểm nếu nhìn trực tiếp vào tia này trong thời gian dài.

    •     Tia lazer loại III được sử sụng trong các bút chỉ lazer, máy in và  quang phổ kế cường độ mạnh. Chúng được xem là thiết bị nguy hiểm, có thể làm tổn hại mắt khi nhìn trực tiếp dù chỉ trong thời gian ngắn.

    •     Tia lazer loại IV là tia có cường độ cao được sử dụng trong phẩu thuật, nghiên cứu và hệ thống công nghiệp. Chúng vô cùng nguy hiểm và có thể gây tổn hại mắt và da thông qua cả trực tiếp và gián tiếp. Tia này cũng gây cháy.

    Việc đánh giá độ nguy hiểm phải được tiến hành khi học sinh sử dụng chấtt phóng xạ ôxy hoá ở mức cao hơn các hoạt đông thường gặp hàng ngày. Các dự án có liên quan đến các nuclit phóng xạ (đồng vị phóng xạ) và tia X phải được kiểm tra kỹ lưỡng về độ nguy hiểm gắn với việc nghiên cứu. Dựa trên mức độ nguy hiểm, phóng xạ được phát ra từ các nguồn này có thể nguy hiểm cho sức khoẻ. Đa số các Viện nghiên cứu có Phòng nghiên cứu an toàn phóng xạ, tiến hành kiểm tra trước việc sử dụng phóng xạ và bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định của bang và liên bang.


    Bản tóm tắt và chứng nhận cho tất cả những công trình ở Intel ISEF.

    * mẫu này có thể không áp dụng đối với hội thi của bang hay của khu vực; hãy xem hướng dẫn đối với hội thi của bạn.*

    Ngoài những yêu cầu cơ bản về trình bày mẫu đơn cho tất cả các công trình và một số những yêu cầu khác dành riêng cho các lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt, 1 bản tóm tắt và chứng nhận được yêu cầu khi kết thúc cuộc nghiên cứu. Dưới đây là chi tiết của yêu cầu này.

     

    1) Hoàn thành phần tóm tắt

       Sau khi hoàn thành phần thí nghiệm, nghiên cứu, bạn phải viết một phần tóm tắt vào 1 trang giấy, tối đa 250 từ. Phần này nên viết trên bản Tóm tắt và Chứng nhận hành chính được cung cấp bởi Science Service. Phần tóm tắt nên bao gồm:

    a)       mục đích thí nghiệm.

    b)      những phương thức đã sử dụng.

    c)       dữ liệu thu được.

    d)      những kết luận.

       Nó có thể kèm theo bất kì những ứng dụng nghiên cứu nào. Chỉ những tham khảo rất nhỏ về những công trình trước có thể được đính kèm. Một phần tóm tắt không nên chứa:

    a)       Sự ghi nhận đóng góp (gồm việc viết tên tổ chức nghiên cứu hoặc người cố vấn bạn đang hợp tác).

    b)      Công việc hoặc những phần mà người cố vấn làm.

     

    2) Hoàn thành phần chứng nhận.

       Ở phía cuối bản Tóm tắt và Chứng nhận có 5 câu hỏi. Hãy đọc kĩ mỗi câu, trả lời đúng và kí tên để xác nhận câu trả lời của bạn. Ủy ban khoa học của Intel ISEF sẽ xem xét và xác nhận phần tóm tắt và phần trả lời cho những câu hỏi.

       Mọi thay đổi hay thắc mắc sẽ được giải quyết qua 1 cuộc gặp với SRC ngay tại Intel ISEF. Hãy mang theo bản sao bản Tóm tắt và Chứng nhận của bạn khi tới hội thi. Chỉ sau khi bạn có trong tay chứng nhận cuối cùng của Intel ISEF qua 1 bản sao có đóng dấu hay dán tem của bản Tóm tắt và Chứng nhận này, bạn mới được phép sao chép để nộp cho các giám khảo và đưa ra công chúng.

       CHÚ Ý: Phần tóm tắt phải được viết trên mẫu tóm tắt và chứng nhận của hội thi khoa học và kĩ thuật quốc tế Intel và phải được Ủy ban thẩm định khoa học ISEF đóng dấu hoặc dán tem trước khi nộp hoặc công bố. Không chấp nhận bất kì bản sao hay đánh máy nào. Những dạng hoặc phiên bản khác của bản Tóm tắt và Chứng nhận đã được công nhận sẽ không được phép sử dụng vì bất kì mục đích nào ở Intel ISEF.

    Mẫu giấy Tóm tắt và Chứng nhận của Intel ISEF.

     

    Nhan đề:

    Tên thí sinh:

    Tên trường, thành phố, bang, nước:

    Viết phần thân của phần tóm tắt ở đây, bắt đầu từ lề trái.

     

    Danh mục

    Chỉ đánh một dấu”X” duy nhất vào ô bên phải.

    Động vật học         

    Hành vi và xã hội học

    Sinh hoá học

    Sinh học về tế bào và phân tử.

    Hoá học

    Tin học

    Trái đất học

    Nguyên liệu kĩ thuật & kĩ thuật sinh học

    Kĩ thuật điện máy & chế tạo máy

    Năng lượng & vận tải

    Phân tích môi trường

    Quản lý môi trường

    Toán học

    Y tế và sức khoẻ

    Vi sinh học

    Vật lý học và thiên văn học

    Thực vật học

     

    1/ trong công trình nghiên cứu này, sinh viên đã cầm, thao tác, tiếp xúc trực tiếp với (đánh dấu vào những ô đúng):

    -         

     

    -                      con người.   

    -                      động vật có xương sống                                

     

    Tác nhân sinh vật có hại                       

    vi  sinh vật   rDNA    mô tế bào

     

     

    2/ Sinh viên đã tiến hành các quy trình 1 cách độc lập như đã được ghi trong phần tóm tắt.

    -          đúng                                                         sai

    3/ Một tổ chức nghiên cứu chính quy là nơi làm việc của một hay toàn bộ công trình này.

    -          đúng                                                         sai

    4/ Công trình này là một nghiên cứu tiếp tục.

    -          đúng                                                          sai

    5/ Khu trưng bày của tôi bao gồm cả ảnh / tranh có chụp hình người (khác tôi).

    -          đúng                                                         sai

     

    I/ Chúng tôi hoàn toàn cam đoan rằng những lời khai trên là đúng và thông tin trong bản tóm tắt là kết quả của 1 năm nghiên cứu.

    II/ Chúng tôi cũng cam đoan rằng thông tin trên phản ánh đúng đắn công việc của tôi/ chúng tôi.

      _____________________________     _________________

     

     

    PHẦN DÀNH CHO INTEL ISEF

     

         Thí sinh/trưởng đoàn kí tên                  Ngày

    Dấu xác nhận này chứng tỏ rằng công trình này tuân theo mọi điều luật, điều lệ của bang và liên bang, và được xem xét kĩ càng, được chấp nhận của Ủy ban thẩm định khoa học của Intel ISEF.

     

    CẨM NANG SINH VIÊN

     

    Nghiên cứu khoa học và quy trình khoa học

    Nghiên cứu là quá trình mà con người khám phá hoặc tạo ra tri thức mới về thế giới mà chúng ta đang sống. Cuộc thi ISEF và các cuộc thi thành viên có hướng đến việc phục vụ cho mục đích  nghiên cứu này. Học sinh thiết kế dự án nghiên cứu, cung cấp các dữ liệu mang tính định lượng thông qua các cuộc thí nghiệm, phân tích và ứng dụng các dữ  liệu đó. Các công trình là các bài thuyết trình, các nghiên cứu dựa trên số liệu, công trình mang tính thông tin hoặc nghiên cứu hệ thống, các mô hình "giải thích" hoặc các mô hình ráp không phù hợp với những hội thi dựa trên đề tài nghiên cứu.

    Thắc mắc có lẽ là một phần quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu khoa học và thường đi kèm với mệnh đề "Nếu ... thì..." Học sinh được khuyến khích tạo ra những cuộc thí nghiệm "trong tầm kiểm soát" cho phép chúng có thể thiết lập một tiêu chuẩn và sau đó có thể thay đổi mỗi lần một yếu tố để có thể thấy được nó sẽ ảnh hưởng đến điều kiện ban đầu được coi như điều kiện tiêu chuẩn như thế nào. Do đó việc thắc mắc có thể dẫn đến những thí nghiệm mới.

    Những nhà nghiên cứu giỏi, cả đứng tuổi hay trẻ tuổi, thường sử dụng một quy trình để nghiên cứu những gì họ quan sát trong cuộc sống. Quy trình này thường được gọi là "PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC" hoặc gần đây thì được gọi là "CHU TRÌNH KHÁM PHÁ" . Những giai đoạn được đề cập sau đây sẽ giúp bạn thực hiện thí nghiệm khoa học thành công:

  •  Luôn luôn tò mò, lựa chọn một lĩnh vực hẹp, hỏi một câu hỏi: xác định hoặc khởi xướng/ định nghĩa một vấn đề. Điều quan trọng là câu hỏi đặt ra này có thể kiểm chứng được, trong đó dữ liệu có thể được thu thập để tìm ra câu trả lời. Một câu hỏi có thể kiểm chứng tiếp tục được nhận dạng khi có thể xác định và kiểm nghiệm được một hay nhiều thông số trong đó  để thấy được ảnh hưởng của thông số đó đến những điều kiện ban đầu. Câu hỏi này không nên chỉ mang tính “thông tin” với việc tìm ra câu trả lời thông qua nghiên cứu sách vở.
  •  Rà soát lại các tài liệu đã được công bố liên quan đến vấn đề của bạn. Đây được gọi là nghiên cứu nền (background research). 
  • Đánh giá giải pháp tiềm năng và đánh giá xem tại sao bạn nghĩ nó có thể xảy ra (giả thuyết)
  • Nghiên cứu thực nghiệm (quy trình). Để thực hiện được một thí nghiệm, điều quan trọng là chỉ có thể thay đổi mỗi lần một thông số - một điều kiện có thể ảnh hưởng đến kết quả của thí nghiệm -. Điều này khiến cho cuộc thí nghiệm trở thành một thí nghiệm "nằm dưới sự kiểm soát".
  • Thử thách và kiểm tra giả thuyết của bạn thông qua quá trình thí nghiệm (thu thập dữ liệu) và phân tích dữ liệu. Sử dụng biểu đồ giúp bạn có thể nhìn thấy một mẫu hình của dữ liệu.
  • Đưa ra các kết luận dựa trên chứng cứ thực nghiệm từ thí nghiệm
  • Chuẩn bị báo cáo và trưng bày giới thiệu.
  • Báo cáo và thảo luận kết quả với đồng nghiệp và những chuyên gia khoa học.
  • Những vấn đề mới có thể phát sinh từ các cuộc thảo luận đó.
  • Quy trình này có thể tạo nền tảng cho những công trình nghiên cứu khác khi có những vấn đề phát sinh ra từ các cuộc nghiên cứu và quy trình này sẽ lặp lại. Gỉả thuyết thường thay đổi trong quá trình nghiên cứu. Ủng hộ hoặc không ủng hộ giả thuyết của bạn không quan trọng bằng những gì đã được học hỏi và khám phá trong quá trình thí nghiệm.
  •  Nghiên cứu không dựa vào thực nghiệm

    Không phải tất cả các lĩnh vực nghiên cứu đều  dựa trên phương pháp nghiên cứu khoa học. Bởi vì những nhà kỹ sư, sáng chế, toán học, vật  lý lý thuyết và những nhà lập trình máy tính, có những mục đích khác nhau so với những nhà khoa học khác với những quy trình làm việc rất khác biệt. Quy trình mà họ áp dụng để giải đáp một vấn đề hoặc trả lời một câu hỏi đều khác nhau tùy theo lĩnh vực nghiên cứu của họ. Mỗi người đều sử dụng tiêu chí khác nhau để đi đến kết quả.

     

    Các công trình chế tạo

    "Những nhà khoa học cố gắng để hiểu được tự nhiên vận hành như nào; những nhà kỹ sư tạo ra những gì chưa bao giờ có". Một công trình chế tạo gồm có những mục đích chế tạo, quy trình phát triển và đánh giá cải tiến kỹ thuật. Một công trình chế tạo có thể có những hoạt động như sau:

  • Xác định một nhu cầu  hoặc "làm sao tôi có thể cải tiến được sản phẩm này?"
  • Phát triển hoặc thiết lập những tiêu chí thiết kế (có thể có nhiều hơn 1).
  • Thực hiện các nghiên cứu nền và tìm những tài liệu về những gì đã được nghiên cứu từ trước để biết đã có những sản phẩm nào hay sản phẩm nào có những đặc điểm tương tự. Tại sao nó hoàn thiện và không hoàn thiện?
  • Chuẩn bị các thiết kế sơ bộ và một danh sách các nguyên liệu. Xem xét chi phí và yêu cầu sản xuất và sử dụng.
  • Xây dựng và kiểm tra mô hình thiết kế tối ưu. Xem xét độ tin cậy, bảo dưỡng và dịch vụ.
  • Tái kiểm tra và thiết kế lại nếu cần thiết. Kiểm tra sản phẩm.
  • Trình bày kết quả
  •  

    Các công trình công nghệ thông tin

    Những công trình này gắn liền với việc thiết lập những thuật toán mới để giải quyết một bài toán hoặc cải tiến một thuật toán đang tồn tại. Những mô hình, phần mềm mô phỏng hoặc “thực tại ảo” là những lĩnh vực để tiến hành nghiên cứu.


    Các công trình toán học

    Những công trình này liên quan đến bằng chứng, giải phương trình, v.v... Toán học là ngôn ngữ của khoa học và được sử dụng để giải thích những hiện tượng hiện hữu và chứng minh những ý tưởng và khái niệm mới.

     

    Các công trình lý thuyết

    Những công trình này có thể liên quan đến một thí nghiệm tư duy, sự phát triển của những giả thuyết và những lý giải mới, thiết lập khái niệm và mô hình toán học.

     

     Các bước tiến hành

  • Lựa chọn chủ đề: Đây có lẽ là bước khó khăn nhất. Lựa chọn một chủ đề mà bạn muốn nghiên cứu hoặc tìm hiểu. Ý tưởng phải xuất phát từ lĩnh vực mà bạn quan tâm. Một sở thích của bạn có thể dẫn đến một chủ đề tốt. Có những gì đang xảy ra trong cuộc sống mà bạn muốn hiểu biết thêm? Điều quan trọng nhất là lựa chọn một vấn đề hoặc chủ đề không quá rộng và có thể được giải đáp dựa trên việc nghiên cứu khoa học.
  •  

  • Tìm hiểu về chủ đề: Hãy đến thư viện hoặc mạng Internet để tìm hiểu về chủ đề của bạn. Luôn luôn hỏi Tại sao hoặc Điều gì sẽ xảy ra nếu… Hãy tìm những kết quả không mong đợi hoặc chưa được giải thích. Bạn cũng có thể trao đổi với những chuyên gia trong lĩnh vực.
  •  

  • Tổ chức: Sắp xếp tổ chức tất cả những gì bạn tìm hiểu được về chủ đề. Đến thời điểm này, bạn nên giới hạn phạm vi nghiên cứu của bạn và tập trung vào một ý tưởng cụ thể.
  •  

  • Lập một thời gian biểu: Hãy lựa chọn một chủ đề không chỉ vì bạn quan tâm, mà còn vì nó có thể hoàn thành với lượng thời gian mà bạn có. Xác định một vấn đề “có thể kiểm chứng”. Thiết lập một thời gian biểu để bạn có thể quản lý thời gian một cách hiệu quả. Bạn sẽ cần thời gian để điền vào những văn bản cần thiết và xem lại bản Kế hoạch Nghiên cứu với người bảo trợ. Một số công trình nhất định có thể cần nhiều thời gian hơn vì cần được Uỷ ban Thẩm định Khoa học (SRC) hoặc Hội đồng Thẩm định Quốc gia (IRB) phê duyệt trước. Dành nhiều thời gian để thử nghiệm và thu thập dữ liệu. Bạn cũng cần thời gian để viết báo cáo và thực hiện một mô hình thuyết trình.
  •  

  • Chuẩn bị Thí nghiệm của bạn: Hãy suy nghĩ kỹ về mô hình thí nghiệm. Một khi bạn đã có một ý tưởng nghiên cứu khả thi, viết một kế hoạch nghiên cứu. Báo cáo này cần phải giải thích được bạn sẽ thực hiện thí nghiệm như thế nào và cần có chính xác những gì. Lưu ý bạn phải thiết kế thí nghiệm của bạn theo dạng thí nghiệm “có kiểm soát”. Điều này nghĩa là một lúc bạn chỉ có thể thay đổi một thông số trong thí nghiệm. Kết quả sau đó được so sánh với những dữ liệu “tiêu chuẩn” bạn thu thập được từ đầu, trước khi bạn thay đổi thông số đó. Do đó, bạn đã thực hiện thí nghiệm với những thông số giới hạn và có kiểm soát để tìm hiểu vấn đề. Cũng trong thí nghiệm của bạn, đảm bảo rằng có đủ số liệu trong cả các nhóm kiểm soát và nhóm thực nghiệm để thí nghiệm có cơ sở  về mặt thống kê. Trong thí nghiệm cũng nên bao gồm cả một danh sách các dụng cụ. Khi đã hoàn tất bước chuẩn bị thí nghiệm (“quy trình”) tất cả học viên sẽ phải hoàn tất những giấy tờ cần thiết.
  •  

  • Tham vấn người bảo trợ và được phê duyệt: Bạn cần thảo luận kế hoạch nghiên cứu với một người bảo  trợ và lấy chữ ký phê duyệt. Khi xem xét lại kế hoạch nghiên cứu của bạn, bạn cần quyết định xem liệu có cần thêm phải được thông qua trước hay cần thêm giấy tờ nào nữa không.
  •  

  • Thực hiện thí nghiệm: Trong quá trình thí nghiệm, ghi chép chi tiết tất cả những thí nghiệm, số liệu đo đạc và hiện tượng quan sát vào một cuốn sổ ghi. Không dựa vào trí nhớ. Bên cạnh đó, giám khảo cũng thích sổ ghi chép! Sử dụng các bảng dữ liệu hoặc biểu đồ để ghi lại các dữ liệu định lượng.
  •  

  • Phân tích kết quả: Khi bạn đã hoàn tất các thí nghiệm, kiểm tra và sắp xếp các kết quả. Sử dụng các biểu đồ thích hợp để minh hoạ dữ liệu của bạn. Xác định mẫu hình từ những biểu đồ. Điều này sẽ cho bạn câu trả lời cho vấn đề có thể kiểm chứng của bạn. Thí nghiệm của bạn có đem lại kết quả như mong muốn không? Tại sao hoặc tại sao không? Thí nghiệm của bạn có được tiến hành với cùng những những bước giống nhau không? Có những cách giải thích khác mà bạn chưa xem xét hoặc tìm hiểu hay không? Có những lỗi thực nghiệm nào trong quá trình thu thập dữ liệu, tiến hành thí nghiệm hay quan sát không? Nhớ rằng việc nắm được những lỗi thí nghiệm là kỹ năng cơ bản mà nhà khoa học phải phát triển. Thêm vào đó, việc báo cáo rằng có một thông số không rõ ràng nhưng không làm thay đổi kết quả nghiên cứu có thể là một thông tin giá trị. Điều đó cũng mang ý nghĩa một “khám phá” như việc tìm ra một sự thay đổi do một yếu tố gây ra. Hơn nữa, phân tích dữ liệu qua thống kê để bạn có thể hiểu và giải nghĩa nó.
  • Đưa ra kết luận: Những thông số được kiểm chứng có tạo nên sự thay đổi so với tiêu chuẩn ban đầu bạn sử dụng không? Bạn có thể thấy được mẫu hình nào từ việc phân tích những biểu đồ thể hiện các thông số? Những thông số nào là quan trọng? Bạn đã thu thập đủ dữ liệu chưa? Bạn có cần phải tiến hành thí nghiệm nữa hay không? Giữ một cách nhìn cởi mở - đừng bao giờ thay đổi kết quả cho phù hợp với một giả thuyết. Nếu kết quả của bạn không hỗ trợ giả thuyết, điều đó là bình thường và trong nhiều trường hợp là một điều tốt! Cố gắng giải thích tại sao bạn thu được kết quả khác so với những tài liệu của bạn đã cung cấp. Có phải những sai số đã gây ra sự khác nhau hay không? Nếu có, hãy tìm ra chúng. Cho dù kết quả là khác nhau, bạn cũng đã thực hiện thành công nghiên cứu khoa học này vì bạn đã đề ra một vấn đề và cố gắng tìm ra câu trả lời thông qua kiểm tra định lượng thực nghiệm. Đây là cách lĩnh hội tri thức trong thế giới khoa học. Hãy nghĩ đến ứng dụng thực tế từ nghiên cứu này. Công trình này có thể được sử dụng vào thực tế như thế nào? Cuối cùng, bạn hãy giải thích bạn sẽ cải tiến thí nghiệm này như thế nào và cách làm của bạn sẽ thay đổi như thế nào.
  •  

      Các yếu tố tạo nên một công trình thành công

  • 1.            Sổ lưu dữ liệu công trình:
  • Cuốn sổ lưu dữu liệu công trình là một tài liệu có giá trị nhất. Những ghi chép cụ thể và chính xác đem đến một công trình lôgic thành công. Việc ghi chép tốt sẽ thể hiện cho giám khảo thấy sự nhất quán và chu đáo của bạn và sẽ giúp bạn trong việc viết báo cáo nghiên cứu. Bảng dữ liệu cũng rất hữu ích. Chúng có thể trông hơi “rối” nhưng hãy đảm bảo tính chính xác của các dữ liệu định lượng được lưu trữ và các bảng dữ liệu đều có kèm đơn vị. Lưu ý ghi ngày tháng mỗi khi nhập dữ liệu.

     

  • 2.            Báo cáo Nghiên cứu:
  • Báo cáo nghiên cứu phải được chuẩn bị cùng với sổ lưu dữ liệu công trình và bất cứ những tài liệu hay giấy tờ cần thiết khác. Báo cáo nghiên cứu sẽ giúp bạn sắp xếp dữ liệu và những ý tưởng. Một báo cáo thường có những mục sau:

  • Trang bìa và Mục lục: Trang bìa và mục lục giúp người đọc có thể theo sát cấu trúc của báo cáo một cách nhanh chóng.
  • Phần giới thiệu: Phần giới thiệu tạo bối cảnh cho báo cáo của bạn. Phần giới thiệu bao gồm mục đích, giả thiết, vấn đề hoặc mục đích nghiên cứu, một lời giải thích về lý do nảy sinh ý tưởng nghiên cứu và những gì bạn hy vọng đạt được.
  • Dụng cụ và phương pháp: Miêu tả chi tiết phương pháp bạn sử dụng để thu thập dữ liệu, quan sát và chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, v.v... Báo cáo của bạn phải đủ chi tiết để người khác cũng có thể lặp lại thí nghiệm từ những thông tin trong báo cáo. Kèm theo ảnh chi tiết hoặc bản vẽ của những dụng cụ tự chế. Chỉ đính kèm theo công trình của năm nay.
  • Kết quả: Kết quả bao gồm dữ liệu và phân tích. Kết quả phải kèm theo số liệu thống kê, biểu đồ, dữ liệu thu thập, v.v...
  • Thảo luận: Đây là trọng tâm của báo cáo. So sánh kết quả của bạn với những giá trị lý thuyết, dữ liệu đã công bố, qui tắc chung và/ hoặc những kết quả được trông đợi. Thêm vào phần thảo luận những sai số có thể có. Dữ liệu thay đổi thế nào giữa những lần lặp lại thí nghiệm về cùng một hiện tượng? Kết quả của bạn đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi những yếu tố không được kiểm soát? Bạn sẽ làm gì khác đi nếu thí nghiệm được lặp lại? Những thí nghiệm nào khác cần được tiến hành?
  • Kết luận: Tóm tắt ngắn gọn kết quả của bạn. Báo cáo kết quả tìm được dựa trên quan hệ của một yếu tố với các yếu tố khác. Hỗ trợ báo cáo của bạn với những dữ liệu thực nghiệm. (ví dụ: một giá trị trung bình so với một giá trị trung bình khác). Cần phải cụ thể, không thể nói chung chung. Không bao giờ đề cập đến một vấn đề ở phần kết luận mà chưa đề cập đến ở những phần trước. Bạn có thể đề cập đến những ứng dụng thực tế.
  • Lời cám ơn: Bạn luôn luôn nên bày tỏ sự biết ơn đối với  những người đã hỗ trợ cho bạn, gồm các cá nhân, doanh nghiệp các tổ chức giáo dục và nghiên cứu.
  • Phần tham khảo: Danh sách tham khảo của bạn nên kèm theo bất cứ tài liệu nào không phải của bạn (bao gồm sách, bài báo, trang web, v.v...). Tham khảo một số tài liệu về hình thức trích dẫn tham khảo. Có 3 cách liệt kê tham khảo như sau:
  • Kiểu APA:

     APA (American Psychological Association) Style :

    http://apastyle.apa.org/

    http://owl.english.purdue.edu/owl/resource/560/01/

    Đây là nguồn đó được chỉnh sửa theo ấn bản lần thứ 5 của ấn bản APA, với những ví dụ về format chung của các báo cáo nghiên cứu APA, phần ghi chú, chú thích và các trang tham khảo.

    Kiểu MLA

     http://www.mla.org/style

    http://owl.english.purdue.edu/owl/resource/557/01/

    Nguồn này được cập nhật theo ấn bản lần thứ 6 Sách hướng dẫn cho tác giả viết báo cáo nghiên cứu với những ví dụ về format chung cho những báo cáo nghiên cứu MLA, phần ghi chú và chú thích.

    Kiểu Chicago

            http://www.chicagomanualofstyle.org/home.html

            Sách hướng dẫn kiểu Chicago giới thiệu 2 hệ thống trích dẫn tham khảo cơ bản. Hệ thống tác giả-ngày ngắn gọn đó đã được sử dụng từ lâu trong các tài liệu khoa học vật lý, tự nhiên và xã hội. Theo đó, nguồn chỉ được trích dẫn ngắn gọn trong phần nội dung, thường là trong ngoặc đơn với họ của tác giả và ngày xuất bản. Chú thích ngắn gọn sẽ được mở rộng trong danh mục tham khảo, nơi trình bày đầy đủ các thông tin về tài liệu

  • 3.      Phần tóm tắt:
  • Sau khi đã hoàn tất nghiên cứu và thí nghiệm, bạn cần phải viết một bản tóm tắt. Bản tóm tắt dài tối đa là 250 từ trong một trang. Bản tóm tắt thường bao gồm a) mục đích của thí nghiệm b) cách thức tiến hành, c) dữ liệu, và kết luận. Tóm tắt cũng có thể bao gồm những ứng dụng nghiên cứu. Chỉ nên có một phần nhỏ nhắc lại các công trình trước. Bản tóm tắt phải tập trung vào công trình thực hiện trong năm hiện tại và không nên kèm theo a) lời cám ơn hoặc b) công trình hoặc cách thức tiến hành thực hiện bởi người cố vấn. Xem trang 28 về Quy định quốc tế về cách viết một bản Tóm tắt và Chứng nhận Intel ISEF chính thức.

    Lưu ý: Bản tóm tắt chính thức chỉ dành cho những người tham gia ISEF và có thể không cần sử dụng đối với những hội thi khác ở địa phương.

    Thông tin Sáng chế và Bản quyền

    Bạn có thể xem xét việc đăng ký sáng chế hoặc bản quyền nếu bạn muốn bảo vệ công trình của mình. Bạn có thể liên hệ Văn phòng Công vụ, Cục Sáng chế Mỹ, tại 1-800-786-9199 đối với thông tin Sáng chế hoặc Thư viện Quốc hội tại 202-707-3000 đối với thông tin bản quyền.

     

  • 4.      Trưng bày công trình:
  • Bạn muốn thu hút và giới thiệu công trình. Hãy tạo thuận lợi cho những khán giả quan tâm và giám khảo có thể tiếp cận công trình của bạn và những kết quả bạn thu được. Bạn muốn thu hút sự chú ý của ban giám khảo và thuyết phục họ là nghiên cứu của bạn có giá trị và đáng được xem xét kỹ hơn. Hầu hết các gian trưng bày đều có 3 phần và được đặt theo kiểu tự do. Các mô hình trưng bày thường được đặt trên bàn. Hầu hết giám khảo có thể nhìn vào bảng trưng bày trước khi phỏng vấn. Tận dụng tối đa diện tích sử dụng phần minh hoạ rõ ràng và chính xác. Bạn sẽ không có cơ hội thứ hai để gây ấn tượng ban đầu! Hãy tham khảo phàn Quy tắc Trưng bày và An toàn trên trang 6 của Các hướng dẫn và Quy tắc Quốc tế.

     

    Gợi ý đối với phần trưng bày:

  • Năm hiện tại: Đảm bảo rằng bảng trưng bày chỉ phản ánh công trình của năm nay thôi. Những tài liệu của năm trước được cho phép tại công trình của bạn.
  • Tựa đề hay: Tựa đề của bạn là một hình thức rất quan trọng trong việc thu hút sự quan tâm. Một tựa đề hay nên thể hiện một cách đơn giản và chính xác công trình nghiên cứu của bạn và tính chất của nó. Tựa đề cũng phải khiến cho người xem phải muốn tìm hiểu thêm.
  • Kèm theo ảnh: Nhiều công trình kèm theo những yếu tố mà có thể không an toàn nếu trưng bày tại Triển lãm, nhưng là một phần quan trọng của công trình. Bạn có thể chụp ảnh những phần quan trọng đó/những giai đoạn của thí nghiệm sử dụng trong phần trưng bày, ảnh hoặc những hình minh họa của những vật thí nghiệm là con người cần phải được sự cho phép (Human Subject Form 4. Xem trang 7 của Quy đinh Quốc tế). Phải ghi rõ nguồn cho các bức ảnh.
  • Cần phải ngăn nắp: Đảm bảo là phần trưng bày của bạn theo một quy trình và được trưng bày một cách hợp lý và dễ đọc. Lưu ý đến cả những người hay đọc lướt. Chỉ cần một ánh mắt, ai cũng có thể tìm được nhanh chóng tựa đề của công trình, bản tóm tắt, thí nghiệm, kết quả, và kết luận. Khi bạn sắp xếp phần trưng bày của mình, hãy tưởng tượng mình mới nhìn lần đầu. Đánh dấu kết quả sử dụng những biểu đồ cần thiết để thể hiện quan hệ giữa hai yếu tố đó được kiểm định. Sử dụng biểu đồ để minh hoạ dữ liệu cho người xem. Những biểu đồ này sẽ cho ta một phương thức dễ dàng hơn để nắm được các dữ liệu hơn là chỉ xem những dữ liệu định lượng thu thập được.
  • Gây sự chú ý: Hãy làm cho khu trưng bày của bạn nổi bật. Sử dụng những tựa đề, bảng và biểu đồ sặc sỡ và rõ ràng để trình bày công trình của bạn. Đặc biệt chú ý đến dán nhãn và tựa đề hoặc biểu đồ, hình vẽ, ảnh, và bảng biểu để đảm bảo rằng mỗi phần đều có một tựa đề và được dán nhãn miêu tả nội dung trình bày. Bất cứ ai cũng phải hiểu được phần minh hoạ mà không cần giải thích thêm.
  • Trình bày chính xác và đầy đủ: Cần đảm bảo rằng bạn sẽ tuân theo quy định về giới hạn kích cỡ và các quy định về an toàn khi chuẩn bị phần trưng bày. Thể hiện tất cả những tài liệu cần thiết cho công trình của bạn. Đảm bảo rằng khu vực trưng bày được giữ kiên cố, bởi vì nó cần phải được giữ nguyên một chỗ trong thời gian tương đối dài. Bạn cũng phải xem xét trọng lượng của công trình khi vận chuyển. Việc gửi một kiện hàng  có trọng lượng lớn có thể rất tốn kém. Hãy sử dụng vật liệu  nhẹ nhưng chắc.
  • Lưu ý: Giám khảo sẽ chấm điểm công trình của bạn, không phải là phần trưng bày. Không sử dụng một lượng thời gian và tiền bạc quá nhiều trong việc chuẩn bị phần trưng bày. Bạn được đánh giá trên những tiêu chí khoa học, không phải là sự phô diễn!

     

  • 5.      Phần đánh giá
  • Giám khảo đánh giá và tập trung vào 1) những gì thí sinh đã tiến hành trong năm hiện tại; 2) thí sinh đã tuân thủ các phương pháp khoa học, kỹ thuật, lập trình phần mềm hoặc toán học tốt đến mức nào; 3) chi tiết và độ chính xác của nghiên cứu như được trình bày ở trong sổ dữ liệu và 4) những quy trình thí nghiệm có được tiến hành một cách khoa học nhất.

    Giám khảo sẽ đánh giá cao một công trình được chuẩn bị kỹ càng. Họ sẽ đánh giá tầm quan trọng của công trình của bạn trong lĩnh vực đó; sự chu đáo của bạn và bao nhiêu phần trăm trong ý tưởng thí nghiệm là tác phẩm của chính bạn.

    Ban đầu, giám khảo sẽ lấy thông tin từ phần trưng bày của bạn, phần tóm tắt và báo cáo nghiên cứu để hiểu được nội dung công trình, nhưng phần Phỏng vấn sẽ quyết định kết quả của công trình của bạn. Giám khảo sẽ đánh giá cao những thí sinh có thể diễn giải và thuyết trình một cách thoải mái và tự tin về dự án của mình. Họ không mấy hứng thú đối với những bài trình bày và thuyết trình học thuộc lòng - họ chỉ muốn nói chuyện với bạn để xem bạn nắm vững nội dung công trình thế nào từ đầu đến cuối. Quan trọng là bạn cần phải bắt đầu cuộc phóng vấn đúng cách. Đầu tiên là chào hỏi giám khảo và giới thiệu về bản thân. Bạn muốn tạo một ấn tượng tốt. Hình thức, thái độ tốt, trang phục và  nhiệt tình với những gì bạn đang làm sẽ gây ấn tượng cho giám khảo.

    Giám khảo thường hỏi một số câu hỏi để kiểm tra hiểu biết sâu của bạn về công trình như: “Ý  tưởng này nảy đến với bạn như thế nào?” “Vai trò của bạn là gì?” “Những gì bạn chưa làm được?” “Bạn có kế hoạch tiếp theo gì với dự án?” và “Những ứng dụng thực tế  công trình của bạn là gì?” Nhớ rằng giám khảo cần phải biết liệu bạn có hiểu nguyên tắc khoa học cơ bản đằng sau công trình hay lĩnh vực chủ đề của bạn không. Họ muốn biết liệu bạn đã đo đạc và phân tích chính xác dữ liệu hay chưa. Họ muốn biết liệu bạn có thể tìm được nguồn những sai số đối với công trình của bạn và bạn có thể áp dụng kết quả vào thực tế như thế nào. Cuối cùng, giám khảo sẽ khuyến khích nỗ lực khoa học của bạn và những mục tiêu/sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học. Hãy thư giãn, mỉm cười và tận hưởng thời gian với họ để học hỏi và nhận sự khen ngợi cho thành quả lao động của bạn.

     

    Tiêu chí đánh giá của Intel ISEF (điểm)

                                                                Cá nhân                       Nhóm

    Sáng tạo                                              30                                25

    Ý tưởng khoa học                               30                                25

    và Mục tiêu nghiên cứu         

    Sự đầy đủ, kỹ lưỡng                           15                                12

    Kỹ năng                                              15                                12

    Sự rõ ràng, mạch lạc                           10                                10       

    Nỗ lực của nhóm                                 ---                                16

     

     

     

    Trích dẫn

    Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

    Copa America là gì? Tìm hiểu về cúp bóng đá Nam Mỹ Tít Ball gửi lúc 14-06-2024 21:14:58

    Daniel Hồ - Founder & CEO công ty KQXS Việt danielho gửi lúc 08-06-2024 09:58:50

    Tít Ball Tít Ball gửi lúc 31-05-2024 17:56:10

    Jaiya Bình - Biên tập viên thể thao, bóng đá tự do Jaiya Bình gửi lúc 31-05-2024 14:32:32

    Sodienthoaigai.com - Trang web tìm bạn gái An Giang có sđt và Zalo Silas Long gửi lúc 31-05-2024 09:06:53

    Kqxsviet.com - Diễn đàn soi cầu XSMB, XSMT, XSMN uy tín KQXS Việt gửi lúc 25-05-2024 13:19:54

    Kqxsviet.com - The largest lottery experience sharing community in Vietnam KQXS Việt gửi lúc 22-05-2024 13:39:22

    Dagatructiep999.com - Flexible betting, high winning rate Đá Gà Trực Tiếp 999 gửi lúc 21-05-2024 14:38:50

    Hướng dẫn đăng ký tài khoản thành viên SBOTOP chi tiết SBOTOPCA gửi lúc 17-05-2024 08:29:36

    Tổng quan về SBOTOP - Trang cá cược số 1 Việt Nam SBOTOPCA gửi lúc 17-05-2024 08:26:33

    BONG88 BONG88 gửi lúc 14-05-2024 12:29:55

    Dagatructiep999.com deposits and withdraws money safely Đá Gà Trực Tiếp 999 gửi lúc 11-05-2024 16:21:11

    Sbotop Trang cá cược thể thao trực tuyến tốt nhất Việt Nam SBOTOPCA gửi lúc 09-05-2024 03:52:55

    8XBet Website tham gia cá cược online uy tín không bị chặn 8Xbet gửi lúc 06-05-2024 15:11:46

    Đá Gà Trực Tiếp 999 | Latest website to watch Thai cockfighting Đá Gà Trực Tiếp 999 gửi lúc 08-04-2024 21:31:45

    Đá Gà Trực Tiếp 999 | Địa xem xem bình luận đá gà Philippines Đá Gà Trực Tiếp 999 gửi lúc 08-04-2024 21:29:59

    KQXS Việt - Trực Tiếp Kết Quả Xổ Số 3 Miền Hôm Nay Nhanh Nhất KQXS Việt gửi lúc 07-04-2024 21:12:20

    Bong88 Casa Nền tảng cung cấp các loại cược uy tín từ Bong88 bong88casa gửi lúc 04-04-2024 16:06:16

    Đăng ký Bong88 sân chơi hoàn hảo giữa cá cược và giải trí bong88casa gửi lúc 04-04-2024 16:00:16

    Cách thức gửi tiền đá gà SV388 chơi đặt cược hợp lệ ctysv388 gửi lúc 29-03-2024 08:17:06

    Trường THCS Thủy Dương

    Địa chỉ: 02 An Thường Công Chúa - Thị xã Hương Thủy- Thừa Thiên Huế.

    Admin: Phùng Hữu Kim Quân. Email: phkquan@gmail.com

    Tự tạo website với Webmienphi.vn